|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ điều hành Android (Android Operating System) là gì? Đặc điểm

09:56 | 26/05/2020
Chia sẻ
Hệ điều hành Android (tiếng Anh: Android Operating System) là hệ điều hành di động được Google phát triển để sử dụng chủ yếu cho các thiết bị màn hình cảm ứng, điện thoại di động và máy tính bảng.
Hệ điều hành Android (Android Operating System) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: IT World.

Hệ điều hành Android

Khái niệm

Hệ điều hành Android trong tiếng Anh là Android Operating System.

Hệ điều hành Android là hệ điều hành di động được Google phát triển để sử dụng chủ yếu cho các thiết bị màn hình cảm ứng, điện thoại di động và máy tính bảng. Thiết kế của nó cho phép người dùng điều khiển các thiết bị di động bằng cảm ứng, trong đó chuyển động ngón tay thực hiện các chuyển động thông thường, ví dụ như ấn, vuốt và chạm. 

Google cũng sử dụng phần mềm Android trên tivi, ô tô và đồng hồ đeo tay, mỗi loại đều được trang bị giao diện người dùng phù hợp tương ứng.

Đặc điểm Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android được phát triển đầu tiên bởi Android, Inc., một công ty phần mềm ở Thung lũng Silicon trước khi Google mua lại vào năm 2005. Các nhà đầu tư và nhà phân tích ngành công nghiệp điện tử đã đặt câu hỏi về ý định thực sự của Google về việc gia nhập thị trường di động kể từ khi mua lại. Nhưng ngay sau đó, Google đã công bố triển khai thiết bị chạy Android có bán trên thị trường đầu tiên vào năm 2007, mặc dù sản phẩm đó thực sự được tung ra thị trường vào năm 2008.

Kể từ đó, các nhà phát triển phần mềm và ứng dụng đã có thể sử dụng công nghệ Android để phát triển ứng dụng di động, được bán thông qua các cửa hàng ứng dụng, ví dụ như Google Play. Và vì được phát triển dưới dạng sản phẩm của Google, người dùng Android có cơ hội liên kết các thiết bị di động của họ với các sản phẩm khác của Google, như lưu trữ đám mây, nền tảng email và dịch vụ video.

Mã nguồn Android được phát hành theo định dạng nguồn mở để giúp nâng cao các tiêu chuẩn mở trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, mặc dù được phát hành dưới dạng mở, nhưng Android vẫn được bán dưới dạng phần mềm độc quyền trên các thiết bị cầm tay.

Hạn chế của Hệ điều hành Android

Mặc dù Android cung cấp cho người dùng một sự thay thế khả thi cho các hệ điều hành di động khác, nhưng nó vẫn có một số hạn chế. Về phía nhà phát triển, mã hóa trải nghiệm và giao diện người dùng phức tạp là một nhiệm vụ khó khăn, thường đòi hỏi sự phụ thuộc lớn vào Java so với Objective-C. Đối với người dùng, các ứng dụng trên Android Market có xu hướng có tiêu chuẩn thấp hơn so với các cửa hàng ứng dụng tương đương.

Nói cách khác, các ứng dụng có hồ sơ bảo mật thấp hơn và khiến người dùng dễ bị vi phạm dữ liệu hơn. Trong khi đó, Android thiếu trợ lí điều khiển bằng giọng nói và sự phụ thuộc nặng nề vào quảng cáo có thể gây khó chịu cho người dùng.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy