|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Không thiếu hàng hóa kể cả có 1.000 người nhiễm Covid-19

17:45 | 07/03/2020
Chia sẻ
Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, trong đó tập trung vào cấp độ 3-4; đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ngay cả khi có 1.000 ca nhiễm.

Siêu thị tăng mạnh nguồn cung, dân không lo thiếu

Chiều 7/3, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp gấp về tình hình cung ứng hàng hóa tại Hà Nội ngay sau khi Hà Nội "nóng" lên vì xuất hiện ca nhiễm Covid-17.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết: Ngay trong đêm 6/3, Hà Nội đã họp chống dịch, các phương án đã được triển khai, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo hàng hóa và trấn an tâm lý người tiêu dùng.

Hà Nội: Không thiếu hàng hóa kể cả có 1.000 người nhiễm Covid-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh việc không thể để thiếu hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn.

Đến sáng 7/3, nhiều chuỗi siêu thị đã phải liên tục bổ sung hàng hóa trên kệ. Thậm chí, có siêu thị đã phải chuyển hàng 3 lần trong một buổi sáng. Các kho của siêu thị ở các huyện vùng ven, cũng sẵn sàng mang hàng vào bổ sung.

“Chúng tôi khẳng định Hà Nội luôn luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân. Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không lo thiếu hàng, mà chỉ mua hàng đúng theo nhu cầu sinh hoạt. Tránh tăng đột biến nguồn cung” - bà Lan nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, việc chuẩn bị cung ứng hàng hoá được thực hiện ngay khi Chính phủ công bố dịch Covid – 19 vào đầu tháng 2/2020 cho đến thời điểm hôm qua (7/3) khi Hà Nội công bố ca thứ 17 nhiễm bệnh.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp lượng hàng hóa dự trữ phòng chống dịch tăng 30%-40%, trong ngày 7/3 các doanh nghiệp đã có phương án triển khai ngay từ đêm ngày 6/3 và sáng sớm ngày 7/3.

“Sở Công Thương đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của Thành phố trong đó tập trung vào cấp độ 3- 4; đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly của Thành phố” - lãnh đạo Sở Công Thương khẳng định và cho biết đã xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tính đến cả trường hợp có 1.000 người nhiễm bệnh.

Trong khi đó, theo báo cáo của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nhiều siêu thị đã tăng mạnh lượng hàng dự trữ cung ứng cho thị trường trong bối cảnh dịch như chuỗi BRG Retail (Hapro, Intimex, Fuji Mart) tăng 300%; chuỗi Big C tăng 300% lượng hàng; chuỗi Saigon Co.op Mart tăng 50%, chuỗi Vinmart tăng 30-50%...

Các doanh nghiệp cho biết lượng hàng dự trữ tăng gấp 4-5 lần ngày bình thường. Đồng thời các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội….

Ngoài ra, các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục nhu cầu nhân dân khi phòng chống dịch.

Ngay sau khi Hà Nội phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Vụ thị trường trong nước cũng đã yêu cầu các siêu thị tăng nguồn cung ứng, sẵn sàng bổ sung hàng từ ngoại tỉnh về thủ đô.

Đảm bảo nhu yếu phẩm trong mọi tình huống

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh việc không thể để thiếu hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn.

Ngoài ra, cần phải tính đến những tình huống bất ngờ, dẫn đến một bộ phận người tiêu dùng bị tác động, mua hàng hóa tích trữ. Thậm chí tính cả những phương án xấu như cách ly sẽ kéo dài, lan rộng nhằm đảm bảo nguồn cung.

"Tất cả chúng ta, các doanh nghiệp, hệ thống phân phối đều phải vào cuộc" - ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết thêm: Trong bất kỳ tình huống nào các hệ thống phân phối của Hà nội cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ ứng nhu cầu của nhân kể cả hàng khi lượng mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống không đẻ địa bàn bị trống hàng, thiếu hàng.

Sở Công thương cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền để người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, tăng cường hình thức mua sắm online để tránh gây tập trung đông người.

Nguyễn Mạnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.