|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Gọi vốn 5 triệu USD, Smartlog chỉ nhận được những lời khuyên trong Shark Tank Việt Nam

09:30 | 02/08/2018
Chia sẻ
Muốn huy động 116 tỷ đồng cho 20% cổ phần, nhưng người đại diện của công ty Smartlog chỉ nhận nhiều lời khuyên từ các nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam vào tối 1/8.
goi von 5 trieu usd smartlog chi nhan duoc nhung loi khuyen trong shark tank viet nam Định giá công ty nghìn tỷ đồng, bà chủ bún sạch trắng tay trong Shark Tank Việt Nam

Sự xuất hiện của Trần Duy Khiêm, trợ lý của người sáng lập Công ty Cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 1/8 mang đến một câu chuyện đáng bàn về "sự tự tin" và cả "giấc mộng" tươi đẹp của startup Việt.

"Giám đốc đang nghỉ mát. Em là trợ lý và em lên đây để gọi vốn", Duy Khiêm nói. Anh đề nghị 116 tỷ đồng (5 triệu USD) cho 20% cổ phần công ty.

Cơ hội trong ngành logistic: Lãng phí 70% xe chạy rỗng chiều về

Khiêm nói rằng ngành logistics trên thế giới có quy mô khoảng 3.000 tỷ USD. Nghiên cứu của Direct Sale chỉ ra rằng 80% kho trên thế giới chưa áp dụng công nghệ hiện đại.

Riêng thị trường Việt Nam có khoảng 1 triệu xe tải. Mỗi ngày, 70% số xe rỗng chuyến chiều về. Tổn thất do việc chờ đợi, cập nhật thông tin, xử lý giấy tờ là 2h/chuyến. Đó chính là một cơ hội tuyệt vời cho Smartlog.

Toàn bộ chuỗi xuyên suốt từ vận tải bộ, vận tải biển, vận tải đường sắt, giao hàng thư tín, giao hàng thương mại điện tử đến kho vận chuyên nghiệp đều cần một hệ thống thông tin. Đó là thị trường mà Smartlog nhắm đến. Hàng chiều về đến từ các công ty trong ngành hàng nhanh (FMCG) lớn nhất như Vinamilk, P&G.

goi von 5 trieu usd smartlog chi nhan duoc nhung loi khuyen trong shark tank viet nam
Trần Duy Khiêm, trợ lý Giám đốc Smartlog.

Hiện nay, các công ty phần mềm lớn đa phần sản xuất theo mô hình đóng gói. Tập đoàn Oracle tập trung vào các doanh nghiệp lớn và cũng đang để mắt tới các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên việc Oracle tấn công vào ngách doanh nghiệp nhỏ sẽ mất nhiều thời gian để vận hành cả một bộ máy cồng kềnh. Trong khi đó, Khiêm cho rằng startup Smartlog có lợi thế về tốc độ.

Hiện tại, Smartlog đang cho thuê nền tảng ứng dụng vận hành logistic và cung cấp cho khoảng 50 doanh nghiệp. Công ty thu phí 6.000 đồng/giao dịch từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc hành trình (không kể thời gian, quãng đường).

Smartlog đơn độc với giấc mơ lớn

Smartlog thành lập với số vốn ban đầu là 500.000 USD, trong đó 34% cổ phần đến từ các nhà đầu tư thiên thần. Khiêm và Giám đốc nắm 66% cổ phần.

Khiêm kể rằng anh đã làm việc ở trong kho của Giao hành nhanh, Lazada và hiểu rõ cách vận hành và vấn đề của họ. Anh cho rằng việc các công ty thuê người để vận hành kho thay vì robot để tiết kiệm chi phí là một tư duy truyền thống. Smartlog có robot, có một hệ thống theo dõi được chính xác từ số lượng xe, số lượng đơn hàng... một cách cụ thể.

Cuối 2017, doanh thu của công ty khoảng 4 tỷ và hiện vẫn đang lỗ. Anh phân bua công ty công nghệ khác hẳn công ty truyền thống bởi mức tăng trưởng cấp số mũ. Một triệu công ty, chỉ có một công ty làm được điều đó và Smartlog muốn trở thành một trong số một triệu công ty đó.

Cho rằng Smartlog hoàn toàn có thể kêu gọi con số gấp đôi 116 tỷ từ nhà đầu tư khác, Khiêm nói dõng dạc: "Nhưng em muốn dành cơ hội cho các shark ở Việt Nam trước khi em đi ra thế giới. Thị trường Việt Nam hiển nhiên trong tay em rồi. Không có gì phải lo nữa".

Doanh nhân Hưng cười: "Thế giới đã biết đến Bác Hồ, bác Giáp, Viettel, U23 và bây giờ phải biết đến Smartlog?". Vẫn với câu nói hài hước, ông kết luận: “Không nhận được đề nghị đầu tư là thành công lớn nhất dành cho em và cả các shark”.

Nhà đầu tư Việt dành tặng cho anh chàng một lời khuyên “Trước khi nhìn lên trời, phải biết nhìn xuống đất” và ông quyết định không đầu tư.

Cùng quan điểm, doanh nhân Dzung ủng hộ giấc mơ lớn của startup nhưng theo ông, Smartlog phải có mục tiêu thực tế và bắt đầu từ việc nhỏ. Ông cũng từ chối đầu tư.

Bà Linh cũng quyết định không rót vốn vì cho rằng chưa thực sự hiểu câu chuyện của Smartlog.

"Logistic là điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt. Người Việt không có từ logic trong đầu, thích gặp đâu thì làm đấy. Dòng sông chẳng bao giờ chảy theo một đuòng thẳng, gặp chỗ nào trũng thì nó chảy. Vậy thì nếu như làm một thứ gì đấy khoa học một cách không khoa học, thà rằng để nó chảy một cách tự nhiên", ông Phú bình luận và từ chối đầu tư.

Xem thêm

Tuệ An