|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị chia nhỏ (Breakup Value) là gì? Cách tính giá trị chia nhỏ

18:39 | 19/03/2020
Chia sẻ
Giá trị chia nhỏ (tiếng Anh: Breakup Value) của một doanh nghiệp là giá trị của từng phân khúc kinh doanh chính của doanh nghiệp nếu bị tách khỏi công ty mẹ.
Giá trị chia nhỏ (Breakup Value) là gì? Cách tính giá trị chia nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia

Giá trị chia nhỏ

Khái niệm

Giá trị chia nhỏ trong tiếng Anh là Breakup Value.

Giá trị chia nhỏ của một doanh nghiệp là giá trị của từng phân khúc kinh doanh chính của công ty nếu họ bị tách khỏi công ty mẹ.

Nếu một công ty lớn có vốn hóa thị trường nhỏ hơn giá trị chia nhỏ trong thời gian dài, các nhà đầu tư lớn có thể tác động để công ty được tách ra với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.

Đặc điểm của giá trị chia nhỏ

Giá trị chia nhỏ được áp dụng cho các cổ phiếu vốn hóa lớn hoạt động ở một số thị trường hoặc ngành công nghiệp riêng biệt.

Nếu cổ phiếu của một công ty không theo kịp mức giá trị đầy đủ của chính nó, các nhà đầu tư có thể kêu gọi chia tách công ty, với số tiền thu được dành cho các nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt, cổ phần trong các công ty spin-off hoặc kết hợp cả hai.

Cách tính giá trị chia nhỏ

Các nhà đầu tư cũng có thể tính toán giá trị chia nhỏ của một công ty để xác định tiềm năng của giá cổ phiếu hoặc điểm vào tiềm năng cho người mua cổ phiếu.

Để tính toán chính xác giá trị chia nhỏ của một công ty, cần có dữ liệu về doanh thu, thu nhập và dòng tiền riêng biệt của mỗi công ty điều hành. Từ đó, sử dụng định giá tương đối dựa vào giao dịch thị trường để thiết lập giá trị cho phân khúc.

Giá trị chia nhỏ và định giá doanh nghiệp

Phân tích, xác định giá trị chia nhỏ cho từng phân khúc kinh doanh của công ty rất quan trọng. 

Một trong những cách để xác định giá trị chia nhỏ là định giá tương đối, đo lường hiệu suất của từng phân khúc so với các công ty cùng ngành.

Bằng cách sử dụng các bội số như giá trên thu nhập (P / E), P / E chuyển tiếp, giá bán (P/ S), giá trên sổ sách (P / B) và giá khi dòng tiền tự do, các nhà phân tích sẽ đánh giá phân khúc kinh doanh đang hoạt động như thế nào so với các công ty cùng ngành.

Các nhà phân tích cũng có thể sử dụng mô hình định giá nội tại như dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow – DCF). 

Trong trường hợp này, các nhà phân tích sử dụng dòng tiền tự do trong tương lai theo từng phân khúc kinh doanh sau đó chiết khấu và sử dụng tỉ lệ hàng năm bắt buộc để ước tính giá trị hiện tại.

Dòng tiền chiết khấu (DCF) được tính như sau:

DCF = [CF1 / (1 + r)1] + [CF2 / (1 + r)2] + ... + [CFn / (1 + r)n]

Trong đó:

CF = Dòng tiền

r = tỉ lệ chiết khấu (WACC)

Phương pháp định giá khác

- Một phương pháp định giá kinh doanh khác là lấy giá cổ phiếu của công ty nhân với tổng số cổ phiếu đang lưu hành

- Phương pháp thời gian doanh thu dựa trên một luồng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định từ việc áp dụng một số nhân cụ thể xác định từ ngành công nghiệp và môi trường kinh tế.

Ví dụ, một công ty công nghệ trong ngành công nghiệp tăng trưởng cao có thể được định giá ở mức doanh thu gấp 3 lần, trong khi một công ty dịch vụ ít bị thổi phồng có thể được định giá bằng 0.5 lần doanh thu.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.