|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng (Utility maximization model) là gì?

17:17 | 16/09/2019
Chia sẻ
Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng (tiếng Anh: Utility maximization model) là một trong những giả định cơ bản giải thích về sự lựa chọn của người tiêu dùng.
max utility

Hình minh họa (Nguồn: topnews)

Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng

Khái niệm

Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng tiếng Anh là: Utility maximization model.

Độ thỏa dụng ám chỉ mức độ hài lòng hay thỏa mãn của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa. 

Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng cho rằng: 

Vì sự thỏa mãn của con người luôn là sự đánh giá chủ quan, nên độ thỏa dụng mà một người nhận được khi tiêu dùng một lượng hàng hóa nào đó cũng luôn là một thước đo chủ quan, phụ thuộc vào từng người.

Qua độ thỏa dụng, người ta muốn thể hiện sở thích dưới hình thức gần như là lượng hóa, có thể so sánh được. 

Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng là một trong những giả định cơ bản giải thích về sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Ví dụ

Khi chúng ta nói, người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa B, thì điều đó cũng hàm nghĩa rằng khi tiêu dùng giỏ hàng hóa A, độ thỏa dụng mà người tiêu dùng nhận được lớn hơn khi tiêu dùng giỏ hàng hóa B. 

Do không thể đo độ thỏa dụng bằng một thước đo khách quan, trên thực tế, nó không phải là một thước đo về mặt số lượng. 

Khi sử dụng các giỏ hàng hóa khác nhau, người tiêu dùng đạt được những độ thỏa dụng cao, thấp khác nhau, do đó, có thể so sánh được với nhau (ví dụ, độ thỏa dụng của việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa hàng hóa X lớn hơn độ thỏa dụng của việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa Y). 

Có thể so sánh được các độ thỏa dụng với nhau nên chúng là một loại thước đo thứ tự (có thể sắp xếp độ thỏa dụng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay ngược lại). 

Trong khi đó, vì không thể biểu thị độ thỏa dụng bằng những giá trị số lượng nào đó (ví dụ, không thể nói được độ thỏa dụng của việc sử dụng một khối lượng hàng hóa nhất định là bao nhiêu), nó không phải là một thước đo số lượng. 

Chúng ta giả định rằng, trong lựa chọn của mình về các hàng hóa, người tiêu dùng luôn tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng của mình. 

Nói một cách khác, với những ràng buộc nhất định, người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng hóa thích hơp để mức độ hài lòng hay thỏa mãn của mình từ việc tiêu dùng hàng hóa là cao nhất.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)


Tuyết Nhi