Giá bán lấy tiền ngay (Cash Price) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Hình minh họa. Nguồn: Opengameart.com
Giá bán lấy tiền ngay
Khái niệm
Giá bán lấy tiền ngay, tiếng Anh gọi là cash price, cũng đồng nghĩa với giá giao ngay, tiếng Anh gọi là spot price.
Giá bán lấy tiền ngay là số tiền thực tế được trao đổi khi mua bán hàng hóa trong đời thực. Giá bán lấy tiền ngay có thể bao gồm cả những chi phí khác như phí vận chuyển hay phí lưu kho của hàng hóa.
Thay vì mua bán hàng hóa thực thì những nhà đầu tư thường chọn giao dịch trên thị trường tương lai để kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán sự thay đổi giá của hàng hóa trong tương lai. Tuy vậy, giá bán lấy tiền ngay của hàng hóa thường không giống với giá tương lai của nó. Giá tương lai là sự phản ánh giá bán lấy tiền ngay của hàng hóa đó trong tương lai.
Hiểu rõ hơn về giá bán lấy tiền ngay
Giá bán lấy tiền ngay được công bố bởi các trung tâm cung cấp dịch vụ thông tin tài chính khác nhau và thường không giống với giá trên thị trường tương lai. Giá bán lấy tiền ngay phản ánh việc mua bán hàng hóa thực hay hàng hóa vật chất trên thị trường. Ngược lại, giá tương lai là giá được giao dịch trên thị trường tương lai và nó thể hiện mức giá khả thi của hàng hóa trong vài tháng sau.
Giá bán lấy tiền ngay là khoản tiền cần phải trả khi mua hàng hóa trên thị trường giao ngay. Những nhà sản xuất lớn thường tìm đến thị trường giao ngay để mua lượng hàng hóa cần thiết cho hoạt động sản xuất. Những loại hàng hóa này là những sản phẩm vật chất mà chất lượng của chúng tương tự nhau, không phụ thuộc vào công ty nào bán chúng trên thị trường. Có thể kể đến những ví dụ như ngô, dầu thô, xăng, vàng, sợi bông, thịt bò và đường.
Khi chọn giá bán lấy tiền ngay, nhà sản xuất không quan tâm đến việc đầu cơ giá hàng hóa. Việc đầu cơ giá thường xảy ra trên thị trường tương lai hơn là thị trường giao ngay. Thay vào đó, những nhà sản xuất tìm đến thị trường giao ngay để mua những vật liệu thô mà họ đang cần cho hoạt động sản xuất.
Giá bán lấy tiền ngay và giá tương lai
Giá của hàng hóa trong hợp đồng tương lai có thể rất khác với giá bán lấy tiền ngay hiện tại của hàng hóa đó. Ví dụ như, hợp đồng tương lai một tháng của dầu có thể có mức giá rất khác với giá bán lấy tiền ngay của dầu hiện tại.
Giá bán lấy tiền ngay cũng là giá khi đáo hạn của các hợp đồng tương lai. Hay nói cách khác là khi hợp đồng tương lai đáo hạn, giá của hợp đồng tương lai đó sẽ gần như tương tự với giá bán lấy tiền ngay. Càng gần ngày đáo hạn thì giá tương lai càng gần với giá bán lấy tiền ngay và việc này được gọi là hội tụ giá. Nếu chúng khác nhau vào ngày đáo hạn thì một cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện.
(Theo Investopedia)