|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu (Global Strategic Petroleum Reserves - GSPR) là gì?

16:50 | 01/06/2020
Chia sẻ
Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu (GSPR) là dự trữ dầu thô được duy trì bởi các quốc gia hoặc các ngành công nghiệp tư nhân như một hàng rào chống lại các cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra trong tương lai.
Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu (Global Strategic Petroleum Reserves - GSPR) - Ảnh 1.

(Hình minh họa: All Acronyms)

Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu

Khái niệm

Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu trong tiếng Anh là Global Strategic Petroleum Reserves, viết tắt là GSPR.

Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu (GSPR) là dự trữ dầu thô được duy trì bởi các quốc gia hoặc các ngành công nghiệp tư nhân như một hàng rào chống lại các cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra trong tương lai. 

GSPR thể hiện sự bảo vệ, chống lại mọi sự kiện làm giảm sản lượng dầu trong tương lai, bao gồm các tác động vật lí hoặc kinh tế làm gián đoạn bất kì phần nào của quá trình sản xuất, từ thăm dò cho đến phát triển thông qua tinh chế. Dự trữ chiến lược không được tính là trữ lượng dầu đã được xác minh của một quốc gia hoặc công ty, vì theo như định nghĩa, trữ lượng đã được xác minh phải có sẵn cho sản xuất. 

Bản chất liên kết của các thị trường dầu quốc tế cho sự gián đoạn trong bất kì khu vực nhất định nào, có khả năng ảnh hưởng đến giá cả trong một khu vực địa lí còn rộng lớn hơn thế. Trong trường hợp có sự gián đoạn lớn do thảm họa chính trị hoặc thiên tai, các quốc gia nắm giữ trữ lượng có thể tăng nguồn cung dầu có sẵn bằng cách giải phóng một phần dữ trự của họ, với kì vọng rằng nguồn cung tăng sẽ tiết chế mức giá tăng do thảm họa. 

Một thỏa thuận giữa các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), yêu cầu các nước phải có trữ lượng dầu thô hoặc sản phẩm từ dầu thô tương đương lượng nhập khẩu ròng trong 90 ngày của nước đó trong năm trước. 

Ví dụ về Dự trữ dầu mỏ chiến lược toàn cầu

Mỹ bảo quản một trữ lượng dầu mỏ chiến lược trong một quần thể hang động nằm dọc theo Bờ vịnh. Với lượng tồn kho tối đa, dự trữ của Mỹ ở mức 726,6 triệu thùng dầu. 

Được tạo ra để đối phó với cuộc khủng hoảng dầu mỏ do Lệnh cấm vận dầu Ả Rập năm 1973 gây ra, địa điểm này đã chứa lượng dầu đầu tiên vào năm 1977. Lượng dự trữ kỉ lục trước đó xảy ra khi có dự đoán về sự gián đoạn do bão gây ra ở Vịnh Mexico, gồm cơn bão Katrina năm 2005 và bão Gustav năm 2008. 

Trong cả hai trường hợp, sự gián đoạn gây ra bởi cơn bão đã dẫn đến việc giải phóng dầu từ lượng dự trữ. Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã giám sát trữ lượng, bổ sung nguồn cung theo thời gian sau khi giải phóng lượng dầu. Ví dụ, phải mất 3 năm, từ mùa thu năm 2005 đến tháng 4/2008, đề bù lại 20,8 triệu thùng đã được giải phóng trước đó để ứng phó với cơn bão Katrina. 

Các lần giải phóng từ các kho dự trữ dầu mỏ chiến lược thường có hình thức trao đổi hoặc bán toàn bộ, tùy thuộc vào bản chất của thảm họa. 

Với hình thức trao đổi, dự trữ cấp một khoản vay dầu cho nhà cung cấp. Để đủ điều kiện trao đổi, sự gián đoạn phải nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cung cấp và việc giải phóng dầu phải phục vụ lợi ích công cộng. Các nhà cung cấp chấp nhận trao đổi phải hoàn trả dầu mà họ nhận được dưới dạng khoản vay cũng với các thùng dầu bổ sung đóng vai trò là một hình thức lãi suất cho khoản vay. 

DOE cũng có thể giải phóng dầu thô bằng cách bán trực tiếp cho các nhà cung cấp thương mại thông qua qui trình đấu thầu cạnh tranh trực tuyến. 

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ích Y

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.