|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đối tác bù trừ trung tâm (Central Counterparty - CCP) là gì?

17:29 | 25/11/2019
Chia sẻ
Đối tác bù trừ trung tâm (tiếng Anh: Central Counterparty, viết tắt: CCP) xen vào giao dịch giữa các bên thông qua cơ chế thế vị để trở thành người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán.
1936611_Central%20Counterparty%20Clearing%20House

Hình minh họa. Nguồn: Abbreviations

Đối tác bù trừ trung tâm

Khái niệm

Đối tác bù trừ trung tâm trong tiếng Anh là central counterparty clearing house, viết tắt là CCP.

Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) là một cơ chế hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House), trong đó CCP đóng vai trò là một chủ thể đứng giữa các bên giao dịch, CCP xen vào giao dịch giữa các bên thông qua cơ chế thế vị để trở thành người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán. 

Với cơ chế này, CCP đảm bảo việc thanh toán giao dịch ngay cả trong trường hợp một bên trong giao dịch ban đầu (giao dịch gốc) không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của nó.

Ưu điểm

Có thể kể ra một số ưu điểm của mô hình CCP như:

- Tăng tính hiệu quả và sự ổn định cho thị trường chứng khoán

- Giảm thiểu chi phí tài chính

- Giúp các bên tham gia thị trường tối ưu hóa dòng tiền của mình

- Giảm thiểu rủi ro cho thị trường nhờ vào cơ chế tập trung rủi ro tại CCP cũng như chia sẻ rủi ro giữa các thành viên thị trường...

Chức năng 

Cơ chế thế vị kết hợp với chức năng bảo lãnh thanh toán (đứng ra chịu rủi ro đối tác) đã tạo nên sự khác biệt lớn cho mô hình CCP trong hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. 

Cơ chế này cho phép CCP biến mối quan hệ bù trừ đa phương giữa các đối tác thành mối quan hệ bù trừ song phương giữa CCP và mỗi đối tác, theo đó, CCP sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể số lượng và qui mô các giao dịch cần phải thanh toán cũng như chi phí liên quan so với các mô hình bù trừ thanh toán chứng khoán khác như mô hình song phương hay mô hình bù trừ thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nhờ đó, CCP cũng giảm thiểu đáng kể rủi ro đối tác trong hoạt động thanh toán của mình.

Thực tiễn 

Hiện nay trên thế giới, mô hình CCP đang được áp dụng cho cả thị trường giao ngay và thị trường phái sinh, trong đó riêng đối với thị trường phái sinh có đặc tính là sử dụng đòn bẩy tài chính cao, qui mô hợp đồng lớn, thời gian thanh toán kéo dài và nguy cơ đối tác mất khả năng thanh toán cao thì mô hình này càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng do được trang bị một hệ thống quản lí rủi ro đa tầng, đa lớp.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, để thiết lập được một CCP thực sự không phải là một công việc đơn giản, đòi hỏi sự chín muồi của thị trường cơ sở cũng như sự hoàn thiện, đồng bộ về khuôn khổ pháp , hạ tầng thuật, mô hình quản lí rủi ro…

(Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, SSC)

T.D