|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ Vietcombank: Ông Trương Gia Bình vào HĐQT, chưa tìm được ngân hàng M&A

10:03 | 27/04/2018
Chia sẻ
ĐHĐCĐ thường niên 2018 thông qua kế hoạch kinh doanh 2018 với lợi nhuận 13.300 tỷ đồng, con số có thể cao nhất trong các ngân hàng NHTM cổ phần hiện nay. Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT FPT được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT độc lập.
dhdcd vietcombank ong truong gia binh vao hdqt chua tim duoc ngan hang ma Vietcombank lãi trước thuế 4.539 tỷ đồng trong quý I, nợ xấu tăng 27%
dhdcd vietcombank ong truong gia binh vao hdqt chua tim duoc ngan hang ma Vietcombank trình kế hoạch lợi nhuận 13.000 tỷ đồng, cổ tức 8%

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vào sáng nay (27/4).

HĐQT nhiệm kỳ mới được thông qua với 8 thành viên. Đáng chú ý, trong danh sách có tên của Chủ tịch HĐQT CTCP FPT, ông Trương Gia Bình.

dhdcd vietcombank ong truong gia binh vao hdqt chua tim duoc ngan hang ma

Việc tham gia vào HĐQT của Vietcombank cho thấy "mối duyên" với ngân hàng lại bén với ông Trương Gia Bình. Ông Bình từng là cổ đông sáng lập của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) và hiện đang nắm 432.000 cổ phần (tương đương 0,188% vốn điều lệ) tại ngân hàng này.

dhdcd vietcombank ong truong gia binh vao hdqt chua tim duoc ngan hang ma

THẢO LUẬN

Đề án cơ cấu lại đến năm 2020, có tham gia M&A, hỗ trợ ngân hàng yếu kém như thế nào?

ĐHCĐ 2016 đã thông qua giao cho HĐQT tìm kiếm các ngân hàng để sáp nhập trong điều kiện. Ngân hàng vẫn đang trong lộ trình, nhưng chưa tìm được ngân hàng nào để tiến hành sáp nhập.

Vietcombank cũng được NHNN giao hỗ trợ 1 trong 3 ngân hàng yếu kém, ngân hàng chỉ hỗ trợ về mặt nhân sự và kỹ thuật trong quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin.VCB đã cử một số thành viên tham gia Ngân hàng Xây dựng. Cũng theo quy định của NHNN, ngân hàng tham gia hỗ trợ sẽ không có thiệt hại về mặt tài chính.

NHNN và Chính phủ đã chấp nhận bán 10% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài?

Tháng 12/2017, NHNN đã chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 10% cho cổ đông nước ngoài (tối đa 10 nhà đầu tư). Dự kiến nhà đầu tư chiến lược Mizuho sẽ tiếp tục mua để đảm bảo tỷ lệ sở hữu. Giá bán cho nhà đầu tư không được thấp hơn giá thị trường và giá định giá. Vietcombank đang thuê tổ chức định giá, cân nhắc theo ba phương pháp so sánh, giá thị trường, chiết khấu dòng tiền.

NHNN đã chấp nhận Vietcombank thoái vốn tại Eximbank và MBBank. Tiến trình thoái vốn đến đâu?

Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành: Vietcombank chỉ còn sở hữu cổ phần ở hai TCTD, đã đáp ứng điều kiện của pháp luật về số lượng nắm cổ phần tại TCTD khác, vấn đề chỉ là tỷ lệ sở hữu tại mỗi TCTD đang cao hơn 5%. Gần đây nhất, NHNN đã phê duyệt cho Vietcombank thoái vốn tại Eximbank và MBBank. Tỷ lệ sở hữu tại hai tổ chức do Vietcombank quyết định, chỉ cần đáp ứng theo quy định.

Ngay trong quý II/2018 nếu thị trường có tín hiệu tích cực, Vietcombank sẽ thoái vốn tại hai tổ chức này để đảm bảo thoả mãn về tỷ lệ sở hữu theo quy định.

NHNN và Chính phủ đã chấp nhận bán 10% vốn cho nhà đàu tư nước ngoài?

Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành: Tháng 12/2017, NHNN đã chính thức chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 10% cho cổ đông nước ngoài (tối đa 10 nhà đầu tư). Dự kiến nhà đầu tư chiến lược Mizuho sẽ tiếp tục mua để đảm bảo tỷ lệ sở hữu là 15%.

Giá bán cho nhà đầu tư căn cứ vào giá đấu thầu của công ty thẩm định giá và căn cứ vào giá trong 10 phiên giao dịch gần nhất. Mức giá này không thấp hơn giá thị trường và giá định giá. Vietcombank đang thuê tổ chức định giá, cân nhắc theo ba phương pháp: pp so sánh, giá thị trường, chiết khấu dòng tiền..

Lịch sử trả cổ tức 2010 – 2014, chính sách cổ tức của ngân hàng là 12%. Đến 2015 giảm 10%, từ 2016 giảm xuống và duy trì 8%? Tại sao lợi nhuận tăng trưởng cao mà cổ tức lại giảm?

Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành: Nội dung này liên quan đến vốn điều lệ của ngân hàng. Trong các năm qua, dù kết quả kinh doanh tăng nhưng ngân hàng giảm chi trả cổ tức để tăng vốn điều lệ tăng. Vốn của ngân hàng đã tăng từ 12.000 tỷ năm 2012 lên 35.900 tỷ đồng vào cuối 2017.

Với lộ trình tăng phí dịch vụ, kỳ vọng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cải thiện như thế nào trong thời gian tới?

Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là 25,6% năm 2017. Trong thời gian tới, Vietcombank xác định hoạt động dịch vụ là một trong ba trụ cột inh doanh.

Đến năm 2020, dự kiến nâng tỷ trọng 30%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các NHTM lớn tại Việt Nam. Đây là một con đường dài, thách thức lớn, vì lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của VCB rất lớn.

Lợi nhuận mục tiêu 13.300 tỷ đồng và cổ tức 8%

Đại hội Vietcombank thông qua tổng tài sản mục tiêu 2018 tăng 14%, huy động vốn và tín dụng tăng 15%, nợ xấu dưới 1,5%. Lợi nhuận trước thuế 13.300 tỷ đồng (tăng so với con số kế hoạch trình là 13.000 tỷ đồng), tăng 14,6% so với kết quả năm 2017, và là mức kế hoạch lợi nhuận cao nhất trong các NHTM cổ phần hiện nay.

Cổ đông cũng nhất trí dành 2.878 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2017 (tương đương 8% vốn điều lệ) và thù lao cho HĐQT và BKS là 0,35% lợi nhuận sau thuế. Năm 2017, thù lao HĐQT và BKS đã chi là 20,5 tỷ đồng (thấp hơn mức được đại hội năm ngoái thông qua là 0,35% lợi nhuận sau thuế, tương đương 31,87 tỷ đồng).

Đến 2020, quy mô vốn chủ 4,5 tỷ USD

Lộ trình triển khai giải pháp tại Đề án cơ cấu lại Vietcombank đến năm 2020 với quy mô tổng tài sản mục tiêu khoảng 60 tỷ USD, quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 4,5 tỷ USD, ROE khoảng 15%, tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 2%.

Giai đoạn 5 năm tới từ 2018 -2023, Vietcombank mục tiêu tài sản tăng trưởng bình quân 13%/năm, cho vay khách hàng 16%/năm, huy động vốn 15%/năm, tỷ lệ nợ xấu tối đa 1%.

Xử lý khoản chênh lệch 412 triệu đồng phải trả CBNV và trái chủ sở hữu trái phiếu

HĐQT trình cổ đông phương án xử lý khoản chênh lệch phải trả cổ đông là cán bộ nhân viên (CBNV) và trái chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi trong đợt IPO năm 2007.

Theo đó, Vietcombank đang theo dõi khoản phải trả cổ đông là cán bộ nhân viên và trái chủ sở hữu trái phiếu tăng vốn với số tiền 412 triệu đồng. Đây là chênh lệch giữa giá bình quân thành công thực tế theo số liệu quyết toán của NHNN. Mức chênh lệch là 26,07 VNĐ/cổ phiếu tương đương hơn 412 triệu đồng.

NHNN đã hướng dẫn cách xử lý chênh lệch phải trả cổ đông là cán bộ nhân viên và trái chủ sở hữu trái phiếu tăng vốn: “NHH đồng ý Người đại diện vốn Nhà nước tại Vietcombank biểu quyết xin ý kiến tại ĐHĐCĐ theo hướng chuyển số tiền chênh lệch này vào khoản mục Vốn và các quỹ của Vietcombank trong năm 2018”.

Ba trụ cột kinh doanh: dịch vụ, bán lẻ, kinh doanh vốn và đầu tư

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 là triển khai ba trụ cột kinh doanh: Dịch vụ, bán lẻ, kinh doanh vốn và đầu tư.

Đối với hoạt động dịch vụ, Vietcombank đẩy mạnh phát triển sản phẩm, mở rộng nguồn thu phí, nâng tỷ trọng thu dịch vụ (bao gồm phí và kinh doanh ngoại tệ) trong tổng thu nhập hoạt động. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ hợp tác với đối tác thứ ba và đề xuất mở rộng mô hình hợp tác Fintech trong các lĩnh vực tiềm năng.

Đối với hoạt động bán lẻ, Vietcombank dự kiến triển khai chuyển đổi mô hình hoạt động bán lẻ (RTOM).

Hoạt động kinh doanh vốn và đầu tư, giữ thị phần của Vietcombank trong các lĩnh vực giao dịch trái phiếu chính phủ, kinh doanh ngoại tệ... và tăng tỉ trọng đóng góp của hoạt động đầu tư trong tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank.

Ngoài ra, ngân hàng đẩy mạnh tín dụng bán lẻ và huy động vốn giá rẻ, giảm dư nợ doanh nghiệp có tình hình tài chính suy giảm, khách hàng có lãi suất thấp; phát triển khách hàng theo chuỗi, tăng cường bán chéo.

Tuệ An

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.