|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đánh giá môi trường chiến lược - ĐMC (Strategic Environmental Assessment) là gì?

10:09 | 07/10/2019
Chia sẻ
Đánh giá môi trường chiến lược (tiếng Anh: Strategic Environmental Assessment, viết tắt: ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của chiến lược qui hoạch.
hsnf-sea-aecom

Hình minh họa (Nguồn: Báo Xây dựng)

Đánh giá môi trường chiến lược - ĐMC (Strategic Environmental Assessment)

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Strategic Environmental Assessment.

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:

a) Chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;

b) qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

c) Chiến lược, qui hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp;

d) Chiến lược, qui hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên qui mô từ 02 tỉnh trở lên;

đ) Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực qui mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường.

 Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

3. Tóm tắt nội dung chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

4. Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, qui hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.

6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch.

10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử .

Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được qui định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

2. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập.

3. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan. (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Khai Hoan Chu

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.