|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cưỡng ép (Duress) là gì? Hiểu về việc cưỡng ép trong tài chính

18:29 | 06/04/2020
Chia sẻ
Cưỡng ép (tiếng Anh: Duress) mô tả hành động sử dụng vũ lực, giam giữ trái phép... để buộc ai đó hành động trái với mong muốn của họ. Về tài chính, nó mô tả việc các nhà quản lí phải đưa ra các quyết định khó khăn nhưng là các quyết định yếu kém.
Cưỡng ép (Duress) là gì? Hiểu về việc cưỡng ép trong tài chính - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: merriam-webster)

Cưỡng ép (Duress)

Khái niệm

Cưỡng ép trong tiếng Anh là Duress.

Cưỡng ép mô tả hành động sử dụng vũ lực, giam giữ trái phép, ép buộc, đe dọa hoặc gây áp lực tâm lí để buộc ai đó hành động trái với mong muốn hoặc lợi ích của người đó. Cưỡng ép cũng được sử dụng như một hình thức bào chữa cho tội phạm bởi một bị cáo bị ép buộc phải phạm tội vì họ nếu không làm điều đó sẽ có chuyện xấu xảy ra với bản thân họ hoặc người khác.

Cưỡng ép về tài chính mô tả một trường hợp khi các nhà quản lí doanh nghiệp phải đưa ra quyết định khó khăn khi bị căng thẳng. Những lựa chọn dưới điểm tối ưu này thường được thực hiện ngoài các điều kiện tài chính và hoạt động tiêu chuẩn, khiến các nhà quản lí có ít sự lựa chọn nhưng phải đưa ra một loạt các quyết định yếu kém.

Hiểu về cưỡng ép thông thường và trong tài chính

Nếu cưỡng ép để khiến cho một người phạm tội hoặc làm điều gì đó trái với ý muốn của họ, bị cáo trong khi truy tố hình sự có thể nêu lời biện hộ rằng những người khác đã cưỡng ép anh ta tham gia vào tội ác.

Cưỡng ép xảy ra khi một người bị ngăn cản hành động (hoặc không hành động) theo ý chí tự do của mình. Các hình thức của cưỡng ép có thể là mối đe dọa về thể chất hoặc mối đe dọa về kinh tế.

Ví dụ, nếu Bob đe dọa bất hợp pháp hoặc tham gia vào một hành vi cưỡng chế khiến dì Sally của anh ta buộc phải kí một thỏa thuận hoặc thực hiện di chúc trái với ý muốn của dì, thì Bob đang khiến dì Sally bị "cưỡng ép".

Ví dụ về cưỡng ép trong tài chính

Cưỡng ép về tài chính mô tả một trường hợp khi các nhà quản lí doanh nghiệp đưa ra quyết định khó khăn khi bị căng thẳng. Những lựa chọn dưới điểm tối ưu này thường được thực hiện ngoài các điều kiện tài chính và hoạt động tiêu chuẩn. 

Ví dụ, để giữ cho doanh nghiệp hoạt động, người quản lí có thể bán một tài sản khi biết chắc rằng nó sẽ gây phá vỡ hoạt động kinh doanh của họ. Theo một nghĩa nào đó, cưỡng ép về mặt tài chính khiến cho một doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không có giải pháp nào tốt để lựa chọn. 

Khi một doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn về tài chính, mọi thứ diễn biến theo một cách tiêu cực. Sự gián đoạn nhỏ bắt đầu trở nên phức tạp, khiến các nhà quản lí có ít sự lựa chọn nhưng phải đưa ra một loạt các quyết định yếu kém.

Cưỡng ép về tài chính có thể xảy ra theo hai hướng. Đầu tiên, chúng có thể xuất phát từ bản chất bên trong, chẳng hạn như khi một doanh nghiệp đi vay nhiều hơn là thận trọng hoặc tham gia vào hoạt động sáp nhập đáng ngờ. Những hoạt động bất cẩn do doanh nghiệp tự gây ra có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho họ. Thứ hai, cưỡng ép có thể xuất phát từ bên ngoài, chẳng hạn như suy thoái kinh tế trên diện rộng.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy