|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

CPFR (Collaborative planning, forecasting, and replenishment) trong quản lí chuỗi cung ứng là gì?

21:23 | 20/01/2020
Chia sẻ
CPFR là hợp tác lên kế hoạch, dự báo và bổ sung. CPFR là một hoạt động kinh doanh tăng cường tích hợp hệ thống chuỗi cung ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động chung giữa các bên trong chuỗi cung ứng.
CPFR (Collaborative planning, forecasting, and replenishment) trong quản lí chuỗi cung ứng là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: freepik.com

CPFR

Khái niệm

CPFR là viết tắt của cụm từ Collaborative planning, forecasting, and replenishment; dịch là Hợp tác lên kế hoạch, dự báo và bổ sung

CPFR là một hoạt động kinh doanh tăng cường tích hợp hệ thống chuỗi cung ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động chung giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Thông tin được chia sẻ giữa các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và những bên khác trong các kênh cung ứng để lên kế hoạch tốt hơn và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

(Theo: mbaskool.com)

Lợi ích của CPFR

Đối với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng của một công ty bắt đầu từ nhà cung cấp và kết thúc với các khách hàng. Một công ty thường có nhiều khả năng sẽ không hiểu nhiều về hoạt động của các nhà cung cấp. CPFR sẽ cung cấp thêm thông tin cho công ty về vấn đề này, và kết nối các chuỗi cung ứng của một công ty, cho phép sản phẩm di chuyển nhanh hơn trong chuỗi cung ứng.

Đối với nhà cung cấp

Theo CPFR, công ty sẽ chia sẻ thông tin với các bên cung cấp, bao gồm những dự đoán về những gì công ty sẽ cần trong tương lai và thời điểm công ty cần có được chúng. Điều này giúp giảm bớt sự không chắc chắn đối với các nhà cung cấp. 

Các nhà cung cấp biết rằng họ sẽ phải có một số hàng hóa cụ thể để cung ứng cho công ty tại thời điểm và địa điểm nhất định. Họ không còn phải chờ đợi đơn hàng đến và để rồi mới xử lí. Thay vì thiếu một sản phẩm nào đó, ví dụ như 100 đôi giày cỡ 36, nhà cung cấp có thể xác định chính xác khi nào công sắp hết hàng và chuẩn bị sẵn một lô hàng bổ sung.

Đối với khách hàng

Khách hàng là những người được hưởng lợi từ CPFR. Dịch vụ khách hàng được cải thiện nhờ công ty đưa ra được các dự báo tốt hơn. Thậm chí hiện nay có những tủ lạnh sẽ theo dõi lượng đồ trong tủ, và ví dụ như khi tủ lạnh của một khách hàng hết sữa, nó sẽ thông báo cho cửa hàng tạp hóa để mang thêm sữa trong lần chuyển hàng hóa tiếp theo đến nhà bạn. 

Ý tưởng có một máy tính theo dõi mức tiêu thụ sữa trong một gia đình là một điều kì lạ, nhưng thực tế hiện tại có rất nhiều dịch vụ chỉ tự động bổ sung nguồn mọi thứ cho khách hàng, từ giấy vệ sinh cho đến đĩa giấy theo một lịch trình thường xuyên.

Thiết lập qui trình CPFR

Trước hết, một nhà cung cấp và công ty mua hàng phải đồng ý thiết lập qui trình CPFR. Điều này bao gồm xác định số lượng cần thiết của mỗi hàng hóa, thời gian và địa điểm giao hàng, và bất kì loại hàng hóa nào có khả năng sẽ thường xuyên phát sinh ngoại lệ

Ví dụ về ngoại lệ: vào một số tháng trong năm, các cửa hàng bách hóa có thể bán được ít ô hơn, và vào một số tháng khác, cửa hàng lại bán được nhiều hơn. Do đó, nhiều khả năng ô mà cửa hàng bách hóa đặt nhà cung cấp sẽ là một ngoại lệ.

Sau khi đã giải quyết xong mọi vấn đề trên, công ty cần tạo đơn hàng. Tại thời điểm này, công ty cần giám sát toàn bộ quá trình. Chắc chắn trong giai đoạn mở đầu thực hiện qui trình CPFR sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Nhưng dần dần, các vấn đề này sẽ biến mất, tạo nên một hệ thống hiệu quả hơn trước nhiều.

(Theo study.com)

Giang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.