Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, các quỹ trái phiếu trên thế giới ghi nhận rút ròng với tổng giá trị là 175 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022. Để bảo toàn tài sản khi thị trường rút ròng, nhiều Quỹ Đầu tư trên thế giới đã áp dụng liệu pháp “phanh khẩn” tạm dừng giao dịch để hạn chế mua và bán lại chứng chỉ quỹ trong ngắn hạn. Đây được xem là giải pháp phù hợp và phục vụ lợi ích cao nhất của các nhà đầu tư dài hạn, nhằm bảo vệ họ khỏi tác động tiêu cực tiềm ẩn của các nhà đầu tư ngắn hạn đang “bán tháo”.
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát vừa trải qua phiên giao dịch bùng nổ với thanh khoản kỷ lục xấp xỉ 100 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 1.400 tỷ đồng.
Cổ phiếu EIB đảo chiều tăng kịch trần ngay từ đầu phiên lên 19.400 đồng/cp. Trước đó, mã này đã giảm sàn 7 phiên liên tiếp, trong đó phiên 17/11 ghi nhận tới gần 51 triệu đơn vị được khớp lệnh, mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE.
Bối cảnh thị trường biến động kém tích cực, đi kèm các tin đồn không xác thực, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ bằng mọi giá. Động thái này khiến các Quỹ có thể phải áp dụng liệu pháp “phanh khẩn cấp” là tạm dừng giao dịch mua lại các chứng chỉ quỹ để bảo toàn tài sản cho chính nhà đầu tư.
Trái với diễn biến hồi phục trong hai phiên trước, VN-Index mở cửa giảm điểm nhẹ với sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện. Đây cũng là phiên hàng bắt đáy về tài khoản nên áp lực chốt lời từ sớm cũng là điều dễ hiểu.
Trong 10 ngày qua, nhiều công ty chứng khoán như VCBS, MBS, SSV, TVSI... đã thông báo bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch Phát Đạt và Phát Đạt Holdings.
Theo phân tích từ ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia của Dragon Capital, vấn đề về cung tiền và thị trường trái phiếu khiến chứng khoán Việt Nam giảm sâu dù bức tranh vĩ mô được đánh giá là tích cực.
Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, khối ngoại liên tục xuống tiền nâng đỡ thị trường trong các phiên gần đây. Từ đầu tháng 11 đến nay, nhóm nay mua ròng 10/13 phiên với tổng giá trị mua ròng lên tới gần 8.350 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên 17/11 ghi nhận tổng cộng 230 cổ phiếu tăng hết biên độ, các mã tăng trần ở nhiều ngành như xây dựng và vật liệu, bất động sản, chứng khoán, thép,...
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên hồi phục khi VN-Index tiến sát đến ngưỡng 970 điểm. Dưới đây là tổng hợp thị trường giao dịch phiên 17/11.
Thống kê công bố thông tin có các giao dịch lớn đăng ký mua/bán và thông báo giao dịch cổ đông lớn của các cổ phiếu ASM, HDC, C69, NDN, MIM, BTN, NED, DHC, MSB, MWG, GEX, BCG, PC1.
Trong phiên hôm nay (17/11), khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 475 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi bán ròng 132 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.
Theo nhận định của công ty chứng khoán, VN-Index vẫn sẽ tiếp nối đà phục hồi để quay lại bám sát đường MA20 quanh khu vực 980, và đây cũng sẽ là ngưỡng cản tâm lý của thị trường trong ngắn hạn.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam), TNG (Đầu tư và Thương mại TNG), HDG (Tập đoàn Hà Đô).
Cổ phiếu EIB vẫn chưa thoát cảnh nằm sàn và giảm hết biên độ xuống còn 18.150 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này lên tới gần 51 triệu đơn vị trong phiên hôm nay, mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE.
Chiến thắng của Đảng Cộng hoà ở Hạ viện sẽ khiến Tổng thống Biden khó thực hiện các thay đổi chính sách lớn và điều này thực chất lại có lợi cho thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, lợi ích đó có thể bị triệt tiêu hoặc lấn át bởi diễn biến của lạm phát.
Theo cập nhật từ Wichart, tính tới chiều 24/1, có gần 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2024. Trong đó, ghi nhận nhiều con số kỷ lục về lợi nhuận.