|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bảo toàn tài sản khi thị trường rút ròng, cần 'hãm phanh' giao dịch mua bán

19:00 | 18/11/2022
Chia sẻ
Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, các quỹ trái phiếu trên thế giới ghi nhận rút ròng với tổng giá trị là 175 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022. Để bảo toàn tài sản khi thị trường rút ròng, nhiều Quỹ Đầu tư trên thế giới đã áp dụng liệu pháp “phanh khẩn” tạm dừng giao dịch để hạn chế mua và bán lại chứng chỉ quỹ trong ngắn hạn. Đây được xem là giải pháp phù hợp và phục vụ lợi ích cao nhất của các nhà đầu tư dài hạn, nhằm bảo vệ họ khỏi tác động tiêu cực tiềm ẩn của các nhà đầu tư ngắn hạn đang “bán tháo”.

Rút quỹ đột ngột: Nhà đầu tư tự “tròng” chân mình

Thanh khoản - một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của thị trường trái phiếu Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Theo giới chuyên gia, vấn đề thanh khoản tại thị trường trái phiếu Mỹ hiện không chỉ nằm ở sự thay đổi giá “chóng mặt”, mà còn ở tình trạng khan hiếm người mua.

Brian Sack, Giám đốc Quỹ D.E.Shaw, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn trái phiếu cho biết, chỉ riêng việc Bộ Tài chính bắt đầu bàn tới chuyện mua lại các trái phiếu kho bạc thanh khoản kém đã thể hiện vấn đề thiếu hụt người mua trên thị trường.

 

Tại Việt Nam, tình trạng kẹt thanh khoản tiếp tục kéo dài, người bán tiếp tục phải hạ giá tìm kiếm người mua. Trạng thái này ảnh hưởng trực tiếp đến các quỹ mở trái phiếu trên thị trường, đây là nhóm đang chịu áp lực rút ròng. Do tâm lý hoang mang, khách hàng bắt đầu thực hiện các lệnh bán chứng chỉ quỹ, lượng rút ngày càng nhiều lên.

Với xu hướng rút vốn ròng từ các quỹ trái phiếu, các quỹ trái phiếu trên thị trường sẽ phải thực hiện bán thanh lý các tài sản đầu tư trên danh mục của mình để đáp ứng thanh khoản cho khách hàng.

Một số quỹ đã phải bán tài sản với mức giảm giá lớn, dẫn đến giảm giá trị tài sản ròng NAV/CCQ. Theo đại diện một quỹ tại cuộc họp thành viên VBMA, trong 2 tuần gần đây các quỹ trái phiếu bị rút 2 - 3% tài sản ròng (NAV) mỗi ngày. Các quỹ liên tục bị rút ròng và trong tình huống xấu nhất, không loại trừ trường hợp có thể bị rút toàn bộ, mất thanh khoản.

Không tổ chức nào có thể đỡ thanh khoản khi bị rút vốn ồ ạt

Một liệu pháp “phanh khẩn cấp” khác mà các Quỹ Đầu tư trên thế giới đã nhiều lần áp dụng đó là “tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ” để hạn chế mua và bán lại sản phẩm đầu tư trong ngắn hạn. Đây được xem là giải pháp phù hợp và phục vụ lợi ích cao nhất của các nhà đầu tư dài hạn, nhằm bảo vệ họ khỏi tác động tiêu cực tiềm ẩn của các nhà đầu tư ngắn hạn đang “bán tháo” chứng chỉ quỹ.

 

Đơn cử, cuộc khủng hoảng tài chính 2007–2008 đã chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến việc các quỹ đầu tư ngừng mua lại chứng chỉ quỹ.

Nguyên nhân do giai đoạn đó xảy ra khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các quỹ phòng hộ và các phương tiện đầu tư khác. Các quỹ này đã chờ tình hình thị trường cải thiện để dỡ bỏ hành động này, phần nào giúp làm giảm thiệt hại cho nhà đầu tư.

Nửa đầu năm 2020, theo Fitch Ratings, hàng trăm Quỹ mở (“Mutual Fund) chiếm khoảng 62 tỷ đô la Mỹ giá trị tài sản quản lý (AUM) trên toàn cầu đã tạm dừng việc mua lại chứng chỉ quỹ trong bối cảnh căng thẳng thị trường do COVID-19 gây ra. .

Theo Hãng Truyền thông Anh Reuters hồi tháng 10.2022, một số quỹ bất động sản mở hàng đầu của Anh đang triển khai các biện pháp mới để quản lý các yêu cầu “rút lui” của nhà đầu tư, vì những thách thức trong việc đáp ứng các khoản mua lại tiếp tục gia tăng trong bối cảnh bán tháo một số tài sản rủi ro ở Anh.

Quỹ Columbia Threadneedle cho biết rằng họ đã chuyển sang các yêu cầu bán lại theo tháng thay vì theo ngày từ Quỹ tài sản chung Threadneedle Pensions trị giá 2,3 tỷ bảng Anh (2,61 tỷ USD), với lý do hạn chế về thanh khoản, biến động thị trường và "sự gia tăng sau đó trong các yêu cầu mua lại".

"Chúng tôi tin rằng đây là giải pháp vì lợi ích tốt nhất của các nhà đầu tư trong quỹ, cho phép việc bán tài sản một cách có trật tự, để đáp ứng các yêu cầu mua lại sản phẩm đầu tư", Quỹ cho biết, đồng thời nhấn mạnh Columbia Threadneedle sẽ quay trở lại giao dịch theo ngày ngay khi khả thi.

Nhà đầu tư không nên thực hiện việc bán lại chứng chỉ quỹ với giá NAV/CCQ hiện tại

Tại Việt Nam, theo quy định các quỹ mở trái phiếu chỉ được đầu tư 10% vào các trái phiếu chưa niêm yết và tối thiểu 80% vào trái phiếu niêm yết và các chứng chỉ tiền gửi. Ngoài ra các quỹ mở còn chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng giám sát để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Đơn cử, Quỹ mở TCBF được cấp phép bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, được quản lý đầu tư độc lập và Ban Đại Diện được bầu chọn bởi các nhà đầu tư của Quỹ. Quỹ được quản trị và giám sát hoạt động độc lập bởi Ngân hàng Standard Chartered, được kiểm toán thường niên bởi Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young Việt Nam.

Tiền mặt và tài sản đầu tư của Quỹ đều đang được gửi và lưu ký tại Ngân hàng Standard Chartered. Danh mục tài sản của Quỹ có đến 90% là trái phiếu đại chúng được phát hành bởi các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, được niêm yết và giao dịch minh bạch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Theo thông tin mới nhất gửi đến khách hàng của Quỹ Đầu tư TCBF ngày 16/11, tài sản của Quỹ được định giá hàng ngày theo giá thị trường thực khớp (mark-to-market) theo chuẩn quốc tế được thực hiện bởi Ngân hàng Standard Chartered. 

Vì thị trường trái phiếu hiện nay có nhiều biến động, tâm lý hoang mang không phân biệt rõ chất lượng trái phiếu và thanh khoản thấp, nên giá thị trường thực khớp đang thấp hơn giá trị thật của trái phiếu (giá trị thật được tính bằng mệnh giá + lãi tích lũy cộng dồn). Vì vậy giá của chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) cũng đang được định giá thấp tương ứng. 

Ví dụ: ngày 15/11/2022 giá trị tài sản theo định giá mark-to-market là 10.964 tỷ, thấp hơn 1.170 tỷ đồng so với giá trị thật là 12.134 tỷ. Như vậy, NAV/CCQ theo mark-to-market và công bố để NĐT giao dịch là 14.851,90 đồng, thấp hơn Giá trị thật/CCQ là 16.280,06 đồng.  

Ban Quản lý Quỹ TCBF khuyến nghị, Nhà đầu tư nên giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian này, “không nên thực hiện việc bán lại chứng chỉ quỹ với giá NAV/CCQ hiện tại để tránh thiệt hại không đáng có”

Lãi suất trái phiếu là thả nổi nên khi lãi suất tiết kiệm tăng thì lãi trái phiếu cũng tăng tương ứng. Vì thị trường trái phiếu hiện nay có nhiều biến động, tâm lý hoang mang không phân biệt rõ chất lượng trái phiếu và thanh khoản thấp, nên giá thị trường thực khớp đang thấp hơn giá trị thật của trái phiếu (giá trị thật được tính bằng mệnh giá + lãi tích lũy cộng dồn), vì vậy giá của chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) cũng đang được định giá thấp tương ứng khiến nhà đầu tư bán ra sẽ bị mất tài sản. 

Bích Thu

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.