|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chứng chỉ lưu kí tại Mỹ (American Depositary Receipt – ADR) là gì? Nội dung liên quan

08:35 | 22/11/2019
Chia sẻ
Chứng chỉ lưu kí tại Mỹ (tiếng Anh: American Depositary Receipt; viết tắt: ADR) là chứng chỉ có thể thương lượng, được phát hành bởi một ngân hàng lưu kí của Mỹ đại diện cho một số lượng cổ phần nhất định vào cổ phiếu của một công ty nước ngoài.
American-Depositary-Receipts-620x380

Hình minh họa (Nguồn: wallstreetmojo.com)

Chứng chỉ lưu kí tại Mỹ (American Depositary Receipt – ADR)

Khái niệm

Chứng chỉ lưu kí tại Mỹ trong tiếng Anh là American Depositary Receipt; viết tắt là ADR.

Chứng chỉ lưu kí tại Mỹ (ADR) là chứng chỉ có thể thương lượng, được phát hành bởi một ngân hàng lưu kí của Mỹ đại diện cho một số lượng cổ phần nhất định (hoặc ít nhất là một cổ phiếu đầu tư) vào cổ phiếu của một công ty nước ngoài. ADR giao dịch trên các thị trường ở Mỹ vì bất kì cổ phiếu nào cũng có thể giao dịch.

ADR đại diện cho tính khả thi, tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư Mỹ trong việc mua cổ phiếu ở các công ty ở nước ngoài. Các công ty nước ngoài cũng được hưởng lợi từ ADR vì họ giúp thu hút các nhà đầu tư và vốn đầu tư Mỹ dễ dàng hơn mà không gặp rắc rối và chi phí niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ.

Nội dung về chứng chỉ lưu kí tại Mỹ

Đặc điểm

Các ADR có mệnh giá bằng đô la Mỹ, với chứng khoán cơ bản được giữ bởi một tổ chức tài chính Mỹ ở nước ngoài. Người nắm giữ ADR không phải giao dịch ngoại tệ hay lo lắng về việc trao đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Các chứng khoán mua bán thông qua các hệ thống thanh toán của Mỹ.

Để cung cấp ADR, một ngân hàng Mỹ sẽ mua cổ phiếu trên thị trường ngoại hối. Ngân hàng sẽ nắm giữ cổ phiếu dưới dạng hàng tồn kho và phát hành ADR cho thương mại trong nước. Danh sách ADR có trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX) hoặc Nasdaq nhưng chúng cũng được bán trên thị trường phi tập trung (OTC).

Các ngân hàng Mỹ yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp cho họ thông tin tài chính chi tiết. Yêu cầu này giúp các nhà đầu tư Mỹ dễ dàng hơn trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty.

Ưu điểm và hạn chế chứng chỉ lưu kí tại Mỹ

Ưu điểm

+ Dễ dàng theo dõi và giao dịch

+ Mệnh giá bằng đô la

+ Có sẵn thông qua các nhà môi giới Mỹ

+ Cung cấp đa dạng hóa các danh mục đầu tư.

Hạn chế

- Có thể bị đánh thuế hai lần

- Lựa chọn hạn chế của các công ty

- Các ADR không được tài trợ có thể không tuân thủ Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái

- Nhà đầu tư có thể phải chịu phí chuyển đổi tiền tệ.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.