|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính (Certified Financial Planner – CFP) là gì? Yêu cầu cần có

15:39 | 23/04/2020
Chia sẻ
Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính (tiếng Anh: Certified Financial Planner – CFP) là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực hoạch định tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu.
Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính (Certified Financial Planner – CFP) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik.

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính

Khái niệm

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính trong tiếng Anh là Certified Financial Planner, viết tắt là CFP.

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu. Được sở hữu và trao tặng bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards), chứng chỉ này được trao cho các cá nhân hoàn thành thành công các kì thi ban đầu của Hội đồng CFP, sau đó tiếp tục các chương trình giáo dục hàng năm để duy trì kĩ năng và bằng cấp của họ.

Yêu cầu của Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính

Để nhận được chứng chỉ CFP, ứng viên phải cầu đáp ứng yêu cầu trong bốn lĩnh vực: giáo dục chính qui, thực hiện bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm làm việc có liên quan và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác.

Các yêu cầu giáo dục bao gồm hai phần chính. Ứng viên phải xác minh rằng mình có bằng cử nhân hoặc cao hơn từ một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận bởi Bộ Giáo dục Mỹ. Thứ hai, ứng viên phải hoàn thành một danh sách các khóa học cụ thể về hoạch định tài chính, theo qui định của Hội đồng CFP. Phần lớn yêu cầu thứ hai này thường được miễn nếu ứng viên có một số chứng chỉ tài chính được chấp nhận, ví dụ như CFA hoặc CPA, hoặc có bằng cấp cao hơn trong kinh doanh, chẳng hạn như MBA.

Bài kiểm tra CFP bao gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm hơn 100 chủ đề liên quan đến hoạch định tài chính. Phạm vi câu hỏi bao gồm các hành vi và qui định chuyên nghiệp, nguyên tắc hoạch định tài chính, kế hoạch giáo dục, quản lí rủi ro, bảo hiểm, đầu tư, kế hoạch thuế, kế hoạch nghỉ hưu và kế hoạch bất động sản. 

Các lĩnh vực chủ đề khác nhau có trọng số riêng, và những cập nhật mới nhất về những trọng số này được công bố trên trang web của hội đồng CFP. Ngoài ra còn có các câu hỏi kiểm tra chuyên môn của ứng viên trong việc thiết lập mối quan hệ kế hoạch khách hàng và thu thập thông tin liên quan, cũng như khả năng phân tích, phát triển, giao tiếp, thực hiện và giám sát các khuyến nghị mà họ đưa ra cho khách hàng.

Đối với kinh nghiệm chuyên môn, ứng viên phải chứng minh họ có ít nhất 3 năm (hoặc 6.000 giờ) kinh nghiệm chuyên môn toàn thời gian trong ngành, hoặc 2 năm (4.000 giờ) học việc, ngoài ra có thể phải tuân theo các yêu cầu khác.

Cuối cùng, các ứng viên và chủ sở hữu chứng chỉ CFP phải tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp của Hội đồng CFP. Họ cũng phải thường xuyên tiết lộ thông tin về sự tham gia của họ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như hoạt động tội phạm, yêu cầu của các cơ quan chính phủ, phá sản, khiếu nại của khách hàng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Hội đồng CFP cũng tiến hành kiểm tra lí lịch đối với tất cả các ứng viên trước khi cấp chứng nhận.

Ngay cả khi đã hoàn thành thành công các bước trên cũng không đảm bảo một người sẽ nhận được chứng nhận CFP. Hội đồng CFP có toàn quyền quyết định về việc có trao chứng nhận cho một cá nhân hay không.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.