|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Chùm ảnh] Lần đầu tiên thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên 4 tình nguyện viên

16:08 | 17/03/2020
Chia sẻ
Giữa lúc đại dịch COVID-19 lan rộng tại gần 160 quốc gia/vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sinh mạng cũng như kinh tế, các nhà nghiên cứu Mỹ đã thực hiện những mũi tiêm đầu tiên trong chương trình thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 vào ngày 16/3.

Với những mũi tiêm cẩn thận trên bắp tay của 4 tình nguyện viên khỏe mạnh, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington (Seatle, Mỹ) đã bắt tay vào giai đoạn thử nghiệm đầu tiên đối với vắc xin ngừa COVID-19 vốn rất được mong chờ.

Theo hãng tin AP, loại vắc xin nêu trên được phát triển trong khoảng thời gian nhanh kỉ lục sau khi virus corona (SARS-CoV-2) "thoát khỏi" Trung Quốc và lây lan trên khắp thế giới.

"Bây giờ, chúng tôi đang toàn tâm nghiên cứu virus corona chủng mới", tiến sĩ Lisa Jackson - trưởng nhóm thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin mới tại Kaiser Permanente, cho hay. "Mọi người muốn nỗ lực hết sức mình trong tình thế khẩn cấp này".

[Chùm ảnh] Lần đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên 4 tình nguyện viên - Ảnh 1.

AP đã quan sát quá trình tình nguyện viên đầu tiên tiếp nhận mũi tiêm vắc xin trong phòng thí nghiệm.

"Tất cả chúng tôi đều từng cảm thấy mình không giúp ích được gì. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tôi có thể đóng góp chút gì đó", cô Jennifer Haller, 43 tuổi và hiện là quản lí tại một công ty công nghệ nhỏ, chia sẻ. Hai người con của cô Haller "nghĩ rằng mẹ rất tuyệt" khi tham gia thử nghiệm lâm sàng tại Kaiser Permanente.

Sau mũi tiêm, cô Haller rời phòng thí nghiệm với một nụ cười tươi. "Tôi cảm thấy rất tuyệt", cô kể.

Chùm ảnh - Ảnh 1.

Ngày 16/3, dược sĩ Michael Witte tiêm cho cô Jennifer Haller (bên trái) mũi đầu tiên trong chương trình thử nghiêm lâm sàng giai đoạn đầu về độ an toàn của vắc xin ngừa COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington, Seatle, Mỹ. (Ảnh: AP)

Ba tình nguyện viên khác đang xếp hàng chờ đợi mũi tiêm thử nghiệm của họ. Theo AP, chương trình của Kaiser Permanente sẽ có khoảng 45 tình nguyện viên tiếp nhận hai liều vắc xin thử nghiệm, mỗi liều cách nhau một tháng.

Anh Neal Browning (46 tuổi) hiện đang sống tại Bothell, Washington và là kĩ sư mạng của Microsoft. Anh Browning cho hay các con gái rất tự hào khi anh tình nguyện tham gia thử nghiệm của Kaiser Permanente.

Chùm ảnh - Ảnh 2.

Ngày 16/3, dược sĩ Michael Witte (bên trái) tiêm cho anh Neal Browning mũi đầu tiên trong chương trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu về độ an toàn của vắc xin ngừa COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 3.

Anh Neal Browning là tình nguyện viên thứ hai được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 trong chương trình. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 4.

Bơm kim tiêm chứa liều vắc xin đầu tiên dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 5.

Cô Rebecca Sirull là tình nguyện viên thứ ba tham gia chương trình thử nghiệm. (Ảnh: AP)

Cột mốc hôm 16/3 chỉ là khởi đầu của một loạt thử nghiệm trên cơ thể người để chứng minh loại vắc xin ngừa COVID-19 mới an toàn và có hiệu quả.

Ngay cả khi nghiên cứu của Kaiser Permanente suôn sẻ, vắc xin này cũng chưa thể được phổ biến rộng rãi trong 12 - 18 tháng tới, tiến sĩ Anthony Fauci của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay.

Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Trump đã khen ngợi tiến độ nhanh chóng của nghiên cứu do Kaiser Permanente thực hiện. Ông Fauci cho hay 65 ngày đã trôi qua kể từ khi các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ bộ gene của virus corona chủng mới. Do đó, ông tin rằng Kaiser Permanente đã phát triển được loại vắc xin thử nghiệm trong khoảng thời gian nhanh kỉ lục.

Chùm ảnh - Ảnh 6.

Cận cảnh mũi tiêm vắc xin thử nghiệm. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 7.

Dược sĩ Michael Witte cầm khay chứa mũi tiêm dành cho cô Sirull - tình nguyện viên thứ ba tham gia thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 8.

Tiến sĩ Lisa Jackson - điều tra viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington, làm việc trong văn phòng riêng với hình ảnh virus corona chủng mới dán trên cửa ra vào hôm 15/3. Tiến sĩ Jackson đang dẫn đầu chương trình thử nghiệm giai đoạn đầu về độ an toàn của vắc xin ngừa COVID-19. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 9.

Một góc khác trong văn phòng của tiến sĩ Lisa Jackson. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 10.

Khung cảnh bên ngoài văn phòng làm việc của tiến sĩ Jackson tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 11.

Logo của Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington nhìn từ bên ngoài. Toàn bộ giai đoạn đầu trong chương trình thử nghiêm lâm sàng về độ an toàn của vắc xin ngừa COVID-19 sẽ được thực hiện tại văn phòng này. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 12.

Tiến sĩ Jackson trong quá trình làm việc hôm 15/3. (Ảnh: AP)

Chùm ảnh - Ảnh 13.

Tiến sĩ Jackson tại một góc hành lang trong Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington. (Ảnh: AP)

Loại vắc xin nêu trên, có mã mRNA-1273, được phát triển bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna (có trụ sở tại Massachusetts). Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc xin không thể nhiễm COVID-19 vì các mũi tiêm không chứa virus corona.

Theo AP, đây không phải là loại vắc xin tiềm năng duy nhất hiện có. Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra một loại vắc xin ngừa COVID-19. Một vắc xin ứng viên khác do Inovio Pharmaceuticals phát triển, dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng về độ an toàn vào tháng tới ở Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Yên Khê

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.