Dữ liệu hải quan công bố hôm 25/7 cho biết nhập khẩu đậu nành từ Mỹ của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần so với năm trước, vì những lô hàng được công ty Trung Quốc đặt trong giai đoạn hai bên đình chiến cập cảng.
Trong khi sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào Trung Quốc cho việc hàng tiêu dùng khó bị phá vỡ, Bắc Kinh đã dành hơn một thập kỉ để cố gắng đa dạng hóa nguồn cung thông qua một loạt các khoản đầu tư thương mại, dự án viện trợ và giao dịch thương mại.
Hôm 23/8, Trung Quốc cho biết áp thuế 5% đối với đậu nành của Mỹ từ ngày 1/9, và thêm 10% thuế đối với lúa mì, ngô và lúa miến từ ngày 15/12, ghi nhận động thái trả đũa thương mại mới nhất của Bắc Kinh đối với chính quyền Washington.
Hôm 22/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết Trung Quốc đã mua khoảng một nửa số đậu nành Mỹ mà Bắc Kinh cam kết sẽ nhập khẩu trong năm nay, sau khi doanh số bán một lượng nhỏ được báo cáo trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia leo thang.
Áp lực đè nặng lên chính quyền ông Trump ngày càng lớn trong việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc khi nông dân Mỹ đang phải vật lộn tìm thị trường thay thế để tiêu thụ nông sản.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đã giảm dự báo tiêu thụ ngô trong năm mùa vụ 2019 - 2020 trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đang bùng phát trên khắp đất nước.
Những người trồng đậu nành Mỹ đang nhắm tới các thị trường mới vì nhu cầu từ Trung Quốc đã giảm mạnh khi cuộc chiến thương mại Washington - Bắc Kinh leo thang.
Trung Quốc đã mua một khối lượng nhỏ đậu nành, lúa mì, cao lương và thịt heo Mỹ vào tuần trước, trước khi diễn ra đợt leo thang căng thẳng thương mại mới nhất với Washington, theo dữ liệu mới nhất được Mỹ công bố hôm 8/8.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 7, nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 8% so với một năm trước đó, lên mức cao nhất trong gần 1 năm, khi các nhà nhập khẩu tăng mua đậu nành Brazil vì biên lợi nhuận nghiền đậu nành cao.
Tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đẩy người mua Trung Quốc tìm đến Brazil để thay thế cho nguồn cung đậu nành Mỹ, nhưng giá đậu nành tăng cao dưới tác động của thương chiến đang khiến Trung Quốc quay lưng với nhà cung cấp Nam Mỹ.
Hôm 7/8, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia châu Á đang lên kế hoạch loại bỏ đậu nành, dầu hạt cải và dầu cọ khỏi cơ chế quản lí hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực trung bình đạt 170,9 điểm trong tháng 7, giảm 1,1% so với tháng 6 nhưng vẫn tăng 2,3% so với cùng kì năm ngoái.
Các nhà sản xuất gạo dự báo xuất khẩu tiếp tục giảm, trong khi nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu, Australia phải nhập khẩu lúa mì lần đầu tiên trong 12 năm.