Từ Nhật Bản tới Singapore, Thái Lan, Philippines và những quốc gia khác, chính phủ đang ngày càng lo ngại về triển vọng biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề an ninh lương thực.
Giá lương thực thế giới không thay đổi trong tháng 9, với giá đường giảm mạnh bù đắp cho mức tăng nhẹ của giá dầu thực vật và giá thịt, theo thông tin công bố hôm 3/10 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Các công ty Trung Quốc đã mua đậu nành Mỹ trong tuần này, tuy nhiên giới chuyên gia khuyến cáo đừng cho rằng đây là một tín hiệu về niềm tin của người mua trước các cuộc đàm phán sắp tới.
Các nhà xuất khẩu tư nhân đã bán 464.000 tấn đậu nành Mỹ cho Trung Quốc để vận chuyển trong năm mùa vụ 2019 - 2020 bắt đầu từ ngày 1/9, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết hôm 2/10.
Tuần trước Brazil đã xuất khẩu 60.000 tấn ngô sang Mỹ, một điểm đến xuất khẩu bất thường khi quốc gia Bắc Mỹ được xem là nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.
Chính phủ Trung Quốc đã miễn trừ thuế quan cho một vài công ty Nhà nước và công ty tư nhân của Trung Quốc để mua đậu nành từ Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.
Bắc Kinh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có liên quan tiếp tục mua một số lượng nhất định các sản phẩm nông nghiệp Mỹ, gồm cả đậu nành và thịt heo, theo các qui tắc của thị trường và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngô chiếm gần 8% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm ngoái và 40% tổng sản lượng ngũ cốc của cả nước, nhưng cây trồng chính này đang bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi (ASF) khi nhu cầu về thức ăn cho heo giảm mạnh.
Mỹ và Trung Quốc đã vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và kinh tế toàn cầu. Một năm trôi qua, giải pháp cho cuộc chiến vẫn chưa được đưa ra.
Hôm 12/9, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã mua ít nhất 10 con tàu chở đậu nành Mỹ, khối lượng nhập khẩu lớn nhất của quốc gia châu Á kể từ tháng 6, trước khi các vòng đàm phán cấp cao giữa hai nước diễn ra vào tháng tới nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm.
Báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực trung bình đạt 169,8 điểm, giảm 1,1% so với tháng 7 nhưng vẫn tăng 1,1% so với cùng kì năm 2018.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ), giá các loại nông sản phần lớn tăng trong tuần giao dịch kết thúc ngày 30/8 vừa qua nhờ nhu cầu xuất khẩu mạnh từ các thị trường nước ngoài.