|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Biến đổi khí hậu thúc đẩy châu Á chạy đua an ninh lương thực

18:57 | 11/10/2019
Chia sẻ
Từ Nhật Bản tới Singapore, Thái Lan, Philippines và những quốc gia khác, chính phủ đang ngày càng lo ngại về triển vọng biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề an ninh lương thực.

Những cảnh báo khắc nghiệt, cạnh tranh mãnh liệt về nguồn lực, và cải tiến công nghệ có thể là cơ hội tốt nhất để châu Á tự chủ về lương thực. 

Toyama (Nhật Bản) nhận ra mối đe doạ này từ năm 2022, thời điểm địa phương ghi nhận vụ thu hoạch gạo tệ nhất trong lịch sử. Chỉ một nửa vụ mùa đạt tiêu chuẩn hạng nhất. Nhiệt độ quá cao được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. 

Toyama là tỉnh dẫn đầu trong công nghiệp trên bờ biển Nhật Bản, theo wiki.

"Chúng ta cần triển khai các biện pháp", ông Yoichiro Kojima tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Toyama kêu gọi. 

Năm tới, cơ quan này bắt đầu nghiên cứu một loại giống lúa mới có thể sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng và mưa lớn. 

https___s3-ap-northeast-1

Ông Takeshi Ishisaka, nông dân bắt đầu trồng một giống lúa mới từ năm ngoái, miêu tả thời tiết nắng nóng mùa hè như vấn đề sống, chết. Ảnh: Rurika Imahashi/Nikkei Asia Review.

Kết quả của cuộc nghiên cứu là giống lúa với tên gọi Fufufu, nghĩa là sự giàu có. Giống lúa mới được phát triển dựa trên 5 loại giống có nhiều đặc điểm nổi trội như chịu nhiệt, thấp hơn, và kháng bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn. 

Cây trồng thấp tốt hơn vì chúng sẽ không đổ vì mưa lớn. 

Trong 5 giống lúa, indica là giống chính với khả năng chịu nhiệt cao. Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia cuối đã xác định được nhiễm sắc thể mang lại khả năng này. 2019 là năm đuầ tiên giống lúa mới có mặt trên cả nước. 

Ông Ishisaka bắt đầu trồng giống Fufufu trong năm 2018 và năm nay đã tăng gấp đôi diện tích gieo trồng lên 10 ha. Trước đó, ông chỉ trồng Koshihikari, một trong những giống lúa phổ biến nhất của Nhật Bản, chiếm 30% tổng số gạo được trông trên cả nước. 

uy nhiên, Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt cái nóng.

Một báo cáo gần đây từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cảnh báo giá ngũ cốc có thể tăng vọt tới 23% vào năm 2050 vì biến đổi khí hậu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới người nghèo, và rủi ro rất nghiêm trọng tại các vùng của châu Á, nơi dân số ngày càng tăng cần nhiều thực phẩm hơn. 

Ngoài vấn đề ngũ cốc trở nên đắt đỏ hơn, báo cáo của IPCC cũng nhấn mạnh một số những tác dụng phụ khác của sự nóng lên toàn cầu, gồm giảm năng suất, dán đoạn lưu trữ thực phẩm và hệ thống vận chuyển, và sự sụt giảm của chất lượng dinh dưỡng. 

Theo Hiệp ước Paris, 196 quốc gia cam kết triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỉ này dưới mức 2 độ C. 

Tuy nhiên, Akio Shibata, người đứng đầu Viện nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên của Nhật Bản, tranh luận rằng sự nóng lên toàn cầu đang tăng tốc và nhiệt độ sẽ tăng nhanh hơn so với dự báo. 

Trong tháng 9, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết nhiệt độ trung bình của thế giới tăng 1,1 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp, vằtng 0,2 độ C từ 2011 - 2015. Trong một báo cáo độc lập, Trung tâm quốc gia về phục hồi khí hậu của Australia dự đoán sự nóng lên toàn cầu sẽ lên tới 1,6 độ C vào năm 2030.

Mối nguy hiểm không chỉ trên lí thuyết. Trên khắp châu Á, các quốc gia đang vật lộn với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như đề cập ở trên. 

Và Chương trình Lương thực Thế giới cho biết số người bị đói tăng trong năm thứ ba liên tiếp vào 2018, lên tới 821 triệu. 

"Yếu tố chính đằng sau xu hướng này là sự nóng lên toàn cầu", ông Shibata nói.

Screen Shot 2019-10-11 at 6

Nhu cầu đối với ngũ cốc của châu Á đang tăng nhanh chóng. Đơn vị: triệu tấn. Nguồn: FAO.

Tại Thái Lan, nhà xuất khẩu lúa gạo lớn thứ hai thế giới, một đợt hạn hán kéo dài trong năm nay đã tấn công quốc gia Đông Nam Á và các vùng trồng lúa phía bắc, đông bắc, sau đó là những cơn mưa và lũ lụt lớn. 

Theo Nikkei Asia Review, lũ lụt được cho là đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 20 - 25 tỉ baht (tương đương 657 - 821 triệu USD) và khiến sản lượng giảm 100.000 tấn, tương đương 8% xuất khẩu gạo Thái Lan. 

Các biện pháp đối phó khá tốn kém khi Ủy ban Tài nguyên Nước Quốc gia Thái Lan đã đưa ra kế hoạch trị giá 13 tỉ baht vào tháng 3 để chống hạn hán và lũ lụt.

Còn Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng bị hạn hán trong năm nay. Australia, nhà xuất khẩu lúa mì lớn, lần đầu tiên nhập khẩu ngũ cốc trong 12 năm do thiếu nước.

Ngay cả khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực, thế giới vẫn có khả năng đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực. 

Một nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm quốc gia (FAO) của Nhật Bản cho thấy ngay cả khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 1,8 độ so với mức thời tiền công nghiệp của thế kỷ này, sự nóng lên vẫn sẽ làm giảm năng suất ngô và đậu nành.

Hi vọng đặt vào sự phát triển của công nhệ

Mặc dù vậy, công nghệ mang đến những tia hi vọng.

Chính phủ châu Á hi vọng sẽ khai thác các công nghệ mới khi họ cạnh tranh, và đôi khi hợp tác, để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân.

Singapore đã đưa ra một loạt các dự án thực phẩm, gồm cả Công viên Đổi mới Thực phẩm Nông nghiệp rộng 18 ha sẽ được sử dụng cho canh tác công nghệ cao cùng với nghiên cứu và phát triển. Ngay cả các trang trại côn trùng cũng có trong danh sách.

Sustenir Nông nghiệp, một công ty nông nghiệp dọc của Singapore, đã trồng thành công cây dâu tây trong phòng thí nghiệm và đang bán sản phẩm thông qua siêu thị trực tuyến RedMart.

Malaysia đã đưa ra cảnh báo chính xác về điều này vào tháng 12, khi tuyên bố đang xem xét việc nhập khẩu hải sản và trứng.

Singapore đã nhận thức được rủi ro này trong nhiều năm. VÌ vậy, đã tích cực tìm cách đa dạng hóa hoạt động mua sắm, mở rộng nguồn nhập khẩu tới 180 quốc gia từ 140 trong năm 2004, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Masagos Zulkifli nói trước quốc hội vào đầu năm nay.

Lyly Cao