|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hạn hán hoành hành tại Thái Lan, Ấn Độ làm gia tăng rủi ro về nguồn cung lương thực

20:05 | 01/08/2019
Chia sẻ
Các nhà sản xuất gạo dự báo xuất khẩu tiếp tục giảm, trong khi nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu, Australia phải nhập khẩu lúa mì lần đầu tiên trong 12 năm.

Thời tiết khô hạn kéo dài tại nhiều vùng của châu Á và châu Đại Dương đã gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, làm gia tăng lo ngại về tác động kinh tế và xã hội tại nhiều cộng đồng trong khu vực. 

Thái Lan đang đối mặt với sự sụt giảm về sản lượng gạo, và kéo theo đó là xuất khẩu, trong khi Australia đang vội vàng nhập khẩu lúa mì. 

Tuần trước, ông Somkiat Prajamwong, Tổng thư kí tại Văn phòng nguồn nước quốc gia của Thái Lan, cảnh báo 83 huyện tại 20 tỉnh ở phía bắc và đông bắc của quốc gia châu Á đang trong rủi ro thiếu nước nghiêm trọng. 

Theo Cơ quan Khí tượng học Thái Lan, hạn hạn xảy ra vì hai hiện tượng chính. Đầu tiên là lượng mưa ít trong mua mưa, vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết El Nino xảy ra tại Thái Lan trong năm nay. 

Thứ hai là việc đóng cửa các con đạp tại miền Nam Trung Quốc, dẫn tới mực nước thấp trên Sông Mekong, nguồn cung nước chính cho khu vực hạ lưu Sông Mekong, gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. 

 Văn phòng nguồn nước quốc gia của Thái Lan cho biết quốc gia Đông Nam Á dự kiến trải qua một đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thập kỉ. 

https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1

Một con thuyền tại sông Yom trong mùa hạn hán (đang trong mùa mưa) tại tỉnh Phichit, phía bắc Bangkok. Ảnh: AP images/Nikkei Asia Review.

Chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã đề nghị Trung Quốc, Lào và Myanmar mở cửa đập để làm giảm tình trạng hạn hán ở hạ nguồn là Thái Lan. Ông Prayuth cho biết những quốc gia này đã hợp tác. 

Mực nước ở đạp tại Lop Buri, cách Bangkok 150 km về phía bắc, đã xuống thấp đến mức khiến ngôi đền bị chìm dưới đáy sông lộ ra. 

Tỉnh Surin ở phía đông bắc, người dân đã phàn nàn về việc thiếu nước máy và những cánh đồng lúa kho cạn. 

Gạo là lương thực chính của người Thái. 

Tại một tỉnh khác ở Đông Bắc, Nakhon Phanom, nằm giữa biên giới Thái Lan và Lào, mực nước của Sông Mekong đã giảm xuống mức có thể là thấp nhất trong gần 100 năm qua. 

Hạn hán được dự báo sẽ có tác động mạnh tới nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, theo Nikkei Asia Review.

Thái Lan còn là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. 

Ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan, nhận định hạn hán nghiêm trọng trong năm nay dự kiến sẽ phá hủy một lượng gạo đáng kể tại quốc gia này và có thể khiến xuất khẩu gạo giảm trong năm nay.

Hiệp hội đã hạ mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2019 từ 9,5 triệu tấn xuống 9 triệu tấn, vì cạnh tranh khốc liệt trên thị trường gạo toàn cầu và đồng baht mạnh. 

Tuy nhiên, với áp lực thêm về hạn hán, triển vọng đạt mục tiêu đã điều chỉnh đang dần phai mờ. 

Ấn Độ cũng không thoát được sự khắc nghiệt của thời tiết

Ấn Độ là đối thủ lớn của Thái Lan trên thị trường gạo quốc tế, nhưng cũng đang đối mặt với tình trạng hạn hán. 

Tại nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, tỉnh phía nam của Tamil Nadu đang phải chịu thiệt hại nặng nề nhất từ hạn hán. 

Chennai, thành phố của Tamil Nadu và là thành phố lớn thứ 6 của Ấn Độ về dân số, có 4 con đập chính để  phục vụ hơn 8 triệu người dân, nhưng những con đập này chỉ đang chứ ít hơn 1% tổng dự trữ nước. 

Nguyên nhân chính là thiếu sự phát triển đô thị thích hợp, và mưa gió mùa đến muôn và yếu khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Các xe tải chở nước đã được phân phối khắp thành phố để đáp ứng nhu cầu của người dân vì nguồn nước máy đã cạn kiệt. 

Tamil Nadu là ngôi nhà của nhiều nhà sản xuất vacxin và thuốc gốc được sử dụng trên khắp thế giới. 

Nếu hạn hán tiếp tục ảnh hưởng tới tỉnh này, nguồn cung dược phẩm toàn cầu có thể bị tác động. 

https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1

Người dân mang bình chứa để lấy nước tại Chennai, Ấn Độ hôm 25/6. Ảnh: Reuters.

Nhà xuất khẩu ngũ cốc gấp rút nhập khẩu lúa mì

Tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài cũng diễn ra ở miền đông Australia. 

Khoảng 97% của bang đông dân nhất Australia, New South Wales, đang trong tình trạng hạn hán. Thành phố của Sydney đã ra lệnh hạn chế nước đầu tiên trong gần một thập kỉ vào tháng 6 để làm chậm quá trình sụt giảm của mực nước tại các đạp của thành phố. 

Khu vực đã ghi nhận lượng mưa thấp hơn mức trung bình trong 2 năm. Điều này đã khiến Australia, một trong những nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất thế giới, phải nhập khẩu lúa mì lần đầu tiên trong 12 năm. 

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Australia chỉ sản xuất hơn 17 triệu tấn lúa mì, giảm khoảng 20% so với năm trước. 

Tháng 3, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia Guy Debelle cảnh báo hạn hán đã khiến tổng sản phẩm quốc nội giảm 0,15%. Ông dự báo thiệt hại sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong năm nay ngay cả khi lượng mưa trung bình quay trở lại.

Châu Âu cũng đã trải qua một mùa hè khác với những cơn sóng nhiệt khắc nghiệt.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.