Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ hai liên tiếp
Theo FAO, chỉ số giá FAO tháng 7 giảm so với tháng trước vì giá một số loại ngũ cốc, sản phẩm sữa và đường suy yếu, mức giảm vượt qua đà tăng vững chắc của giá thịt và dầu.
Cụ thể, giá ngũ cốc trong tháng 7 giảm 2,7% so với tháng 6 xuống 168,6 nhưng vẫn tăng 4,1% so với năm ngoái. Đợt giảm trong tháng 7 là do giá lúa mì và giá ngô đi xuống.
Trên thị trường lúa mì, dù triển vọng sản lượng đã được điều chỉnh giảm tại một số quốc gia, nhưng nguồn cung xuất khẩu lớn và dự bóa tiếp tục ghi nhận sản lượng kỉ lục trên thế giới trong năm nay đã gây áp lực lên giá toàn cầu.
Tương tự, sau đợt tăng mạnh trong tháng 6, giá ngô quốc tế giảm trong tháng 7 vì nguồn cung sẵn sàng cho xuất khẩu lớn, đặc biệt tại Aragentin a và Brazil.
Ảnh: Weight Watchers.
Tuy nhiên, giá gạo đánh dấu tháng ổn định thứ 5 liên tiếp, trong bối cảnh hoạt động thương mại trên thị trường tương đối trầm lắng.
Giá sữa và giá đường cũng lần lượt báo giảm 2,9% và 0,6% so với tháng 6 xuống 193,5 và 182,2.
Chỉ số giá dầu thực vật trong tháng 7, ngược lại, tăng 0,8% so với tháng trước lên 126,5.
Giá thịt toàn cầu trung bình đạt 176,2 trong tháng 7, tăng 0,6% so với tháng 6, đánh dáu tháng tăng thứ 6 liên tiếp.
Tại mức này, chỉ số giá tăng gần 10% so với đầu năm, nhưng vẫn giảm 17% so với mức cao nhất xác lập hồi tháng 8/2014.
Trong tháng 7, giá thịt cừu tiếp tục tăng, nhờ nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ từ châu Á trong bối cảnh nguồn cung từ Đại Tây Dương giảm theo mùa.
Nhu cầu nhập khẩu tại châu Á đối với thịt cừu cũng góp phần vào sự gia tăng của thtị bò. Tuy nhiên, chỉ số giá thịt heo giảm nhẹ sau 4 tháng tăng liên tiếp, phản ánh nguồn cung sẵn sàng cho xuất khẩu từ Brazil và Mỹ.
Giá gia cầm duy trì không thay đổi ở mức của tháng 6 vì nhu cầu tương đối ổn định nhưng vẫn mạnh.