|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu đậu nành tháng 7 của Trung Quốc lên cao nhất gần 1 năm

21:33 | 08/08/2019
Chia sẻ
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 7, nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 8% so với một năm trước đó, lên mức cao nhất trong gần 1 năm, khi các nhà nhập khẩu tăng mua đậu nành Brazil vì biên lợi nhuận nghiền đậu nành cao.

Trung Quốc đã nhập khẩu 8,64 triệu tấn đậu nành trong tháng 7, tăng từ 8 triệu của cùng kì năm ngoái, Tổng cục Hải quan cho biết hôm 8/8. 

Khối lượng nhập khẩu tăng 33% so với 6,51 triệu tấn trong tháng 6 và là cao nhất kể từ tháng 8/2018. 

Các nhà phân tích cho biết lượng nhập khẩu trong tháng 7 thấp hơn dự đoán của thị trường vì một số hoạt động bốc dỡ hàng hóa bị trì hoãn. 

"Những nguyên nhân chính cho nhập khẩu cao là, trước đó, biên lợi nhuận của đậu nành Nam Mỹ cao hơn và chúng tôi đang trong mùa cung cấp cao nhất ở các khu vực sản xuất", ông Shi Hengyu, chuyên gia phân tích trưởng về dầu thực vật tại Luzheng Futures, cho biết.  

"Khối lượng nhập khẩu thấp hơn một chút so với dự kiến, vì hoạt động bốc dỡ hàng hóa bị trì hoãn do các máy nghiền đang hoạt động với mức giá thấp hơn do nhu cầu yếu", ông Shi Shi nói.

Biên lợi nhuận, hay lợi nhuận từ việc sản xuất sữa đậu nành và bột đậu nành từ đậu, đã tăng vào tháng 5, thời điểm thường diễn ra hoạt động đặt hàng cho tháng 7. 

Biên lợi nhuận tại trung tâm chế biến đậu nành của tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, đã tăng vọt lên 74 nhân dân tệ/tấn vào ngày 29/5 từ mức âm 321,67 nhân dân tệ một tháng trước đó. 

"Những người mua đã thực hiện các thỏa thuận đối với 14 triệu tấn đậu nành Mỹ. Sau đó, vào giữa tháng 5, biên lợi nhuận tăng vọt. Điều này đã kích thích những người nghiền để mua thêm đậu (từ Brazil)", ông Xie Huilan, nhà phân tích của Cofeed, một công ty nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp, cho biết trước khi dữ liệu được công bố. 

Các công ty nhà nước Trung Quốc đã nối lại một số giao dịch mua đậu nành sau khi thỏa thuận đình chiến giữa Bắc Kinh và Washington được xác lập vào tháng 12/2018, nhưng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang trở lại trong những tuần gần đây, khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Căng thẳng thương mại gia tăng hồi tháng 5 đã đẩy giá bột đậu nành lên cao do lo ngại nguồn cung đậu nành bị thắt chặt khi thuế quan đối với hàng hóa từ Mỹ đã hạn chế nhập khẩu, khiến biên lợi nhuận tăng mạnh. 

Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi (ASF) đã làm giảm nhu cầu bột đậu nành tại quốc gia sản xuất heo hàng đầu thế giới. 

Trung Quốc đã mua 46,91 triệu tấn đậu nành trong 7 tháng đầu năm, giảm 11% so với năm ngoái, dữ liệu hải quan cho thấy, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và dịch ASF.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.