|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược thủy lợi (Irrigation Strategy) là gì? Định hướng của Việt Nam

15:43 | 17/02/2020
Chia sẻ
Chiến lược thủy lợi (tạm dịch: Irrigation Strategy) được xây dựng theo chu kì nhằm phát triển ngành thủy lợi cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Chiến lược thủy lợi (Irrigation Strategy) là gì? Định hướng của Việt Nam - Ảnh 1.

Chiến lược thủy lợi (Irrigation Strategy) (Ảnh: Kinh tế Đô thị)

Chiến lược thủy lợi (Irrigation Strategy)

Chiến lược thủy lợi - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Irrigation Strategy.

Chiến lược thủy lợi là việc xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.

Chiến lược thủy lợi được xây dựng cho chu kì 10 năm, tầm nhìn 30 năm hoặc dài hơn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược thủy lợi được cập nhật, điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc khi có biến động lớn do thiên tai. (Theo Luật Thủy lợi năm 2017)

Định hướng phát triển chiến lược thủy lợi của Việt Nam

1. Phát triển thuỷ lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hoá, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích giữa các vùng, các ngành.

Khai thác sử dụng nước hợp , phục vụ đa mục tiêu, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính. Khai thác sử dụng đi đôi với bảo vệ, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng biện pháp công trình và phi công trình. Chú ý đến bảo vệ môi trường nước, đặc biệt môi trường nước trong hệ thống CTTL.

2. Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai: Bão, lụt, lũ, lũ quét, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất... Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu thiệt hại.

3. Quản , khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

4. Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

5. Quản , sử dụng và phát triển nguồn nước phải luôn gắn với đặc điểm về nguồn nước của Việt Nam là ngày càng cạn kiệt và suy thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ. (Theo Tổng cục Thủy lợi; Quyết định 33/QĐ-TTg)

Hoàng Huy