Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (Global Competitiveness Index 4.0) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: gci40)
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0
Khái niệm
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 trong tiếng Anh được gọi là Global Competitiveness Index 4.0 - GCI 4.0.
Trong bối cảnh công nghệ thay đổi mạnh mẽ, phân cực chính trị và sự phục hồi kinh tế mong manh.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 là chỉ số đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, chú trọng tới yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao thu nhập của người dân của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 được xác định dựa trên một tập hợp mới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các yếu tố được đánh giá bởi chỉ số
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 đánh giá các yếu tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia – động lực quan trọng nhất để cải thiện mức sống trong dài hạn. GCI 4.0 đo lường theo 12 động lực (trụ cột) của năng suất.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 đánh giá được các nội dung quan trọng như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới, mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và sự nhạy bén.
Những nội dung này được thể hiện qua các yếu tố quan trọng mới khác (ví dụ như: văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp có ý tưởng đột phá, sự phối hợp của nhiều bên liên quan, tư duy phản biện, niềm tin của xã hội,...), bên cạnh những yếu tố truyền thống (như ứng dụng công nghệ thông tin,, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, quyền tài sản,...).
Các chỉ tiêu của chỉ số
Giống với chỉ số GCI trước đây, GCI 4.0 cũng dựa trên các trụ cột (12 trụ cột). Có tổng số 98 chỉ số được đánh giá, được nhóm thành 4 mục là:
Môi trường kinh doanh
Nguồn nhân lực
Thị trường
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
12 trụ cột trong GCI 4.0 phản ánh qui mô và mức độ phức tạp của các yếu tố động lực thúc đẩy tăng năng suất và năng lực cạnh tranh.
Những trụ cột này bao gồm: Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; Ổn định kinh tế vĩ mô; Y tế; Kĩ năng; Thị trường hàng hoá; Thị trường lao động; Thị trường tài chính; Qui mô thị trường; Mức độ năng động và đa dạng trọng kinh doanh; và Năng lực đổi mới, sáng tạo.
Trong số 98 chỉ tiêu đánh giá GCI 4.0, chỉ có 34 chỉ tiêu là được giữ lại từ phương pháp đánh giá trước đây (GCI), trong khi có tới 64 chỉ tiêu mới.
(Tài liệu tham khảo: Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)