Cơ cấu hoạch toán tích hợp môi trường và kinh tế (SEEA) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: wur)
Cơ cấu hoạch toán tích hợp môi trường và kinh tế
Khái niệm
Cơ cấu hoạch toán tích hợp môi trường và kinh tế trong tiếng Anh được gọi là System of Environmental - Economic Accounting - SEEA.
Cơ cấu hoạch toán tích hợp môi trường và kinh tế được xây dựng như hệ thống vệ tinh trong hệ thống hoạch toán quốc gia để đo lường sự đóng góp của môi trường đối với nền kinh tế, và tác động của kinh tế lên môi trường.
Nó cung cấp các chỉ số và thống kê mô tả phục vụ mục đích giám sát đồng thời là một cơ sở dữ liệu.
Phân loại
SEEA là một cơ cấu hoạch toán gồm bốn loại
- Loại đầu tiên trong cơ cấu cung cấp thông tin về mức độ trong sản xuất công nghiệp như là sự sản sinh các chất ô nhiễm và rác thải rắn trong sản xuất.
Trọng tâm là ô nhiễm, năng lượng và các nguyên vật liệu như là đầu vào và các phụ gia phái sinh trong quá trình sản xuất.
- Loại thứ hai trong cơ cấu xác định chi phí phát sinh trong ngành công nghiệp, chính phủ và các hộ gia đình để bảo vệ môi trường hoặc để quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Loại thứ ba, khoản mục nguồn tài nguyên thiên nhiên ghi nhận nguồn dự trữ và thay đổi trong dự trữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, cá, rừng, nước và các khoáng chất.
- Loại thứ tư, điều chỉnh giữa các khoản mục trong cơ cấu liên quan đến chi tiêu quốc phòng, tính toán chi phí nếu xảy ra suy thoái và giảm phát trong nền kinh tế vĩ mô tổng hợp, và các ưu điểm và nhược điểm của sự cạn kiệt và suy thoái này.
Vai trò, ý nghĩa
Kết quả cuối cùng của SEEA là nhằm xây dựng được các định khoản liên quan đến môi trường theo đó sẽ sử dụng phương pháp tiền tệ danh nghĩa để ước tính nhằm thể hiện giá trị của hệ sinh thái ngoài việc sử dụng phương pháp tính toán thuần túy vật chất về tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, SEEA chính là nỗ lực nhằm định giá bằng (qui đổi ra) tiền đối với dữ liệu thu thập được trong thời gian điều tra.
Có thể sử dụng để minh họa cho sự so sánh, nhưng nhiều nhà kinh tế nghiên cứu về sự tác động qua lại này chỉ trích việc tiếp tục sử dụng các dự toán về giá trị của thị trường, cho rằng các dự toán này đặt môi trường trong nền kinh tế hơn là xem xét môi trường và nền kinh tế là hai thành phần của một hệ thống riêng lẻ.
(Tài liệu tham khảo: Trung tâm Vùng Châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc)