|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai (Futures Spread) là gì? Đặc điểm Chênh lệch giá hợp đồng tương lai

11:24 | 26/02/2020
Chia sẻ
Chênh lệch giá hợp đồng tương lai (tiếng Anh: Futures Spread) là một kĩ thuật đầu tư chênh lệch giá, ở đó nhà giao dịch nhập hai vị thế của một hàng hóa nhằm tận dụng mức chênh lệch giá.
Chênh lệch giá hợp đồng tương lai (Futures Spread) là gì? Đặc điểm Chênh lệch giá hợp đồng tương lai - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai

Khái niệm

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai trong tiếng Anh là Futures Spread.

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai là một kĩ thuật đầu tư chênh lệch giá, ở đó nhà giao dịch nhập hai vị thế của một hàng hóa nhằm tận dụng mức chênh lệch giá. 

Trong một giao dịch chênh lệch giá hợp đồng tương lai, nhà giao dịch hoàn thành một đơn vị giao dịch với một vị thế mua và một vị thế bán.     

Đặc điểm Chênh lệch giá hợp đồng tương lai 

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai là chiến lược mà nhà giao dịch có thể sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận thông qua các công cụ phái sinh trên một công cụ đầu tư cơ sở. 

Mục tiêu của chênh lệch giá hợp đồng tương lai là thu lợi từ sự thay đổi trong giá cả của hai vị thế. Nhà giao dịch có thể thực hiện chiến lược chênh lệch giá hợp đồng tương lai khi họ cảm thấy có khả năng thu được lợi nhuận từ biến động giá cả.       

Chiến lược đầu tư chênh lệch giá hợp đồng tương lai đòi hỏi phải có đồng thời hai vị thế với thời gian đáo hạn khác nhau để nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ thay đổi giá cả. 

Hai vị thế khi giao dịch đồng thời được gọi là một đơn vị giao dịch, với mỗi bên (vị thế) được gọi là một chân của đơn vị giao dịch (trade unit).    

Các hình thức Chênh lệch giá hợp đồng tương lai 

 - Chênh lệch giá hợp đồng tương lai hàng hóa: là giao dịch chênh lệch giá hợp đồng tương lai giữa hai mặt hàng hóa khác nhau nhưng cùng một tháng hợp đồng. 

Ví dụ, nhà giao dịch nhận thấy thị trường lúa mì có xu hướng tăng giá hơn thị trường ngô sẽ mua hợp đồng tương lai lúa mì đồng thời bán hợp đồng tương lai ngô. Nhà giao dịch sẽ có lợi nhuận khi giá lúa mì tăng cao hơn giá ngô.  

 - Chênh lệch theo lịch hàng hóa nội thị trường: là chênh lệch giá hợp đồng tương lai trong cùng một thị trường hàng hóa với các chân (vị thế) mua và bán trải đều trong các tháng khác nhau. 

Ví dụ, một nhà giao dịch mua hợp đồng tương lai lúa mì đáo hạn vào tháng 3 và bán hợp đồng tương lai lúa mì đáo hạn vào tháng 9.   

Giao dịch hợp đồng tương lai bitcoin 

Hợp đồng tương lai bitcoin bắt đầu được giao dịch vào tháng 12/2017, mang đến cơ hội cho cho các nhà giao dịch đầu tư chênh lệch giá hợp đồng tương lai để hưởng lợi từ sự biến động giá cả. 

Nhà giao dịch nếu tin rằng giá sẽ tăng theo thời gian có thể nhập một hợp đồng mua đáo hạn trong vòng một tháng và một hợp đồng bán đáo hạn trong vòng hai tháng với giá cao hơn. 

Khi thực hiện quyền chọn mua của hợp đồng một tháng và bán của hợp đồng hai tháng, nhà giao dịch sẽ hưởng được khoản chênh lệch.   

Giao dịch kí quĩ Chênh lệch giá hợp đồng tương lai 

Chênh lệch giá hợp đồng tương lai có lợi nhuận thấp hơn so với việc giao dịch chỉ một hợp đồng do biến động của chiến lược giao dịch này thấp hơn. 

Nếu một sự kiện ngoại tác xảy ra trên thị trường, ví dụ như biến động lãi suất đột ngột hoặc nước sở tại bị tấn công khủng bố, trên lí thuyết cả các hợp đồng mua và bán đều bị ảnh hưởng như nhau. 

Điều này là do lợi nhuận trên chân này giao dịch sẽ bù đắp cho tổn thất ở chân kia. Chênh lệch giá hợp đồng tương lai có hiệu quả phòng ngừa rủi ro hệ thống, cho phép các sàn giao dịch chứng khoán giảm yêu cầu kí quĩ cho các giao dịch chênh lệch giá. 

Ví dụ, Sàn giao dịch Chicago Mercantile (CME) yêu cầu kí quĩ 1.000$ với mỗi hợp đồng ngô, trong khi yêu cầu kí quĩ cho một hợp đồng tương lai cùng vụ mùa là 140$.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo