|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cạnh tranh (Competition) là gì? Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

13:38 | 06/08/2019
Chia sẻ
Cạnh tranh (tiếng Anh: Competition) là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Bên cạnh vai trò thúc đẩy phát triển, vẫn còn tồn tại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
f

Hình minh họa (Nguồn: Entrepreneur Handbook).

Định nghĩa Cạnh tranh (Competition)

Cạnh tranh - danh từ, trong tiếng Anh gọi là Competition.

Theo Luật cạnh tranh 2004, "Cạnh tranh là sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn."

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay

Nếu trong một cuộc chơi chỉ có một người chơi duy nhất, họ sẽ không thể cải thiện và phát triển những gì mình đang có. Cạnh tranh dẫn đến sự đổi mới và khuyến khích sự thay đổi. Điều này làm cho những công ti sẽ phát triển theo cách riêng của họ, không ngừng cải thiện và phát triển để luôn theo kịp công cuộc chạy đua kinh tế.

Để có thể phát triển, các công ti phải cạnh tranh về khách hàng. Họ không ngừng cải thiện, phát triển và nâng cao các dịch vụ đối với khách hàng của mình. Cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc phát triển về dịch vụ.

Khi các công ti không ngừng cải thiện và phát triển, chính những con người trong những công ti đó cũng được khuyến khích không ngừng phát triển bản thân cho phù hợp với nền kinh tế. Cạnh tranh mang lại động lực phát triển to lớn cho con người.

Cạnh tranh còn không ngừng bổ sung cho nền kinh tế học những kiến thức mới mẻ. Việc cạnh tranh khiến các công ti phải tìm hiểu thị trường và tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, dẫn đến  những tri thức mới về kinh tế học ra đời.

Cạnh tranh bắt buộc các công ti phải tìm hiểu và nhìn nhận sâu sắc về những đối thủ của mình, từ đó rút kinh nghiệm và học hỏi để phát triển mình. Thực tiễn cạnh tranh cũng giúp những người làm kinh tế có cái nhìn sâu sắc về hiện trạng của nền kinh tế, từ đó sinh ra những chiến lược kinh doanh, những hướng đi mới mẻ. (Theo Forbes)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 

"Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác."

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo qui định. (Theo Luật cạnh tranh năm 2018)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khai Hoan Chu

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.