|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cán cân cơ bản (Basic Balance) là gì? Quản lí cán cân cơ bản trong nền kinh tế

15:19 | 08/04/2020
Chia sẻ
Cán cân cơ bản (tiếng Anh: Basic Balance) là một thước đo kinh tế cho cán cân thanh toán mà kết hợp cả cán cân vãng lai và cán cân đầu tư.
Cán cân cơ bản (Basic Balance) là gì? Quản lí cán cân cơ bản trong nền kinh tế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: basicbalancekeene)

Cán cân cơ bản

Khái niệm

Cán cân cơ bản trong tiếng Anh là Basic Balance.

Cán cân cơ bản là một thước đo kinh tế cho cán cân thanh toán mà kết hợp cả cán cân vãng lai và cán cân đầu tư (cán cân vốn).

Tài khoản vãng lai cho thấy thu nhập ròng của một quốc gia nếu nó rơi vào trạng thái thặng dư hoặc cho thấy chi tiêu nếu nó đang bị thâm hụt.

Tài khoản vốn ghi nhận mức biến động ròng về quyền sở hữu tài sản nước ngoài. Cán cân cơ bản có thể được sử dụng để hiển thị xu hướng có thể có trong cán cân thanh toán của một quốc gia.

Đặc điểm của cán cân cơ bản

Các nhà kinh tế sử dụng cán cân cơ bản để giúp xác định xu hướng dài hạn trong cán cân thanh toán của một quốc gia. Giống như cán cân thanh toán, cán cân cơ bản được vạch ra theo thời gian, để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một quan điểm rõ ràng hơn về vị thế hiện tại của quốc gia về dòng tiền chảy vào và dòng tiền chảy ra toàn cầu.

Cán cân cơ bản ít nhạy cảm hơn với biến động ngắn hạn về lãi suất hoặc tỉ giá hối đoái. Nó kết hợp với biến động đầu tư quốc tế từ tài khoản vốn, khiến nó phản ứng nhanh hơn với những thay đổi dài hạn trong sức sản xuất của một quốc gia.

Các nhà kinh tế sử dụng cán cân cơ bản trong một khoảng thời gian nhất định để xác định mối quan hệ giữa lượng tiền đi vào nước này và lượng tiền chảy ra ở nước khác. Nhìn chung, các quốc gia nhận tiền từ nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm nhiều hơn là khi gửi tiền ra nước ngoài. Trên thực tế, điều này có thể gây ra rủi ro quá lớn và lạm phát mạnh trong ngắn hạn.

Thay vào đó, hầu hết các cố vấn chính sách kinh tế muốn thấy một cán cân cơ bản trong một phạm vi chặt chẽ, không tạo ra thặng dư hoặc thâm hụt đáng kể.

Quản lí cán cân cơ bản trong nền kinh tế

Tất nhiên, những gì các nhà hoạch định chính sách muốn và những gì các chính trị gia thúc đẩy đôi khi có thể rất khác nhau. Chắc chắn có một xu hướng xem các dòng tiền chảy ra ngoài là một vấn đề, hơn là dòng tiền chảy vào. Nếu cán cân cơ bản vượt quá phạm vi, chính phủ có thể can thiệp để khôi phục lại phạm vi đó. Tùy thuộc vào cách thị trường trong nước vận hành, chính phủ có các công cụ khác nhau để điều chỉnh cán cân cơ bản. 

Để làm chậm dòng tiền chảy vào của vốn, một quốc gia có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài. Ví dụ, một qui tắc có thể được viết rằng, tất cả các tập đoàn hoạt động trong nước phải có ít nhất 51% thuộc sở hữu của các cổ đông trong nước.

Những qui tắc có xu hướng tránh hoặc ít nhất là muốn làm chậm dòng vốn đầu tư toàn cầu vì nó cho thấy một chính phủ bất can thiệp kinh tế. Một lần nữa, các biện pháp kiểm soát dòng tiền chảy vào được sử dụng ít phổ biến hơn các công cụ kiểm soát dòng tiền chảy ra. 

Khi nói đến dòng vốn ra, các quốc gia có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế số tiền có thể được chuyển giao quốc tế. Tuy nhiên, thực hiện bước đó được coi là một phải ứng cực đoan được sử dụng trong thời kì khủng hoảng, thay vì phản ứng đối với cán cân cơ bản yếu kém.

Có nhiều công cụ chính sách khác được sử dụng trước khi qui định hoàn toàn về những gì công dân có thể làm với tiền của họ. Chúng bao gồm từ việc cung cấp quyền được ưu đãi thuế, các khoản đầu tư trong nước cho đến yêu cầu mức độ giảm sát của các định chế tài chính đối với các giao dịch gửi ra ngoài. 

Với tổ hợp khích lệ và cọ sát này, các chính phủ có thể tác động một cách tinh tế đến công chúng nhằm giữ tiền trong nước nhiều hơn. Điều này nói lên rằng, nếu các khoản đầu tư trong nước có hiệu suất kém, tiền thường sẽ tìm cách mang lại lợi nhuận tốt hơn mà không quản chính phủ muốn gì.  

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ích Y

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.