|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cảm tính thị trường (Market sentiment) là gì? Đặc điểm

14:31 | 15/06/2020
Chia sẻ
Cảm tính thị trường (tiếng Anh: Market sentiment) đề cập đến thái độ chung của các nhà đầu tư đối với một thị trường tài chính hoặc chứng khoán cụ thể.
Cảm tính thị trường (Market sentiment) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: HocTradeForex.

Cảm tính thị trường

Khái niệm

Cảm tính thị trường tiếng Anh là Market sentiment.

Cảm tính thị trường đề cập đến thái độ chung của các nhà đầu tư đối với một thị trường tài chính hoặc chứng khoán cụ thể. Đó là cảm giác hoặc không khí chung của một thị trường, hoặc tâm lí đám đông của nó, được tiết lộ thông qua hoạt động và biến động giá của chứng khoán được giao dịch trên thị trường đó. 

Theo nghĩa rộng, giá tăng cho thấy cảm tính thị trường tăng, trong khi giá giảm cho thấy cảm tính thị trường giảm.

Đặc điểm của Cảm tính thị trường

Cảm tính thị trường, còn được gọi là "cảm tính nhà đầu tư", không phải lúc nào cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Các nhà giao dịch hàng ngày và các nhà phân tích kĩ thuật dựa vào cảm tính thị trường, vì nó ảnh hưởng đến các chỉ số kĩ thuật mà họ sử dụng để đo lường và thu lợi từ các biến động giá ngắn hạn thường do thái độ của nhà đầu tư đối với chứng khoán đó. 

Cảm tính thị trường cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư trái ngược, những người thích giao dịch theo hướng ngược lại với xu hướng phổ biến trên thị trường. Ví dụ, nếu tất cả mọi người đang mua, một nhà đầu tư trái ngược sẽ bán.

Các nhà đầu tư thường mô tả cảm tính thị trường có thể giảm hoặc tăng. Khi thị trường giá xuống đang kiểm soát, giá cổ phiếu có xu hướng đi xuống. Khi thị trường giá tăng đang trong tầm kiểm soát, giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên. 

Cảm xúc thường ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán, vì vậy cảm tính thị trường không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những giá trị cơ bản của thị trường. Cảm tính thị trường đề cập tới cảm xúc, trong khi giá trị cơ bản đề cập tới hiệu quả kinh doanh.

Một số nhà đầu tư kiếm lợi nhuận bằng cách tìm các cổ phiếu được định giá quá cao hoặc bị định giá thấp dựa trên cảm tính thị trường. Họ sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường cảm tính thị trường, giúp xác định các cổ phiếu tốt nhất để giao dịch. Các chỉ số cảm tính thị trường phổ biến bao gồm Chỉ số biến động CBOE (VIX), Chỉ số cao-thấp, Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index – BPI) và đường trung bình trượt.

Một ví dụ cụ thể về tác động của cảm tính thị trường tới xu hướng là căng thẳng thương mại chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc, với những chính sách thuế quan áp đặt bởi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong suốt năm 2018, cũng như chính phủ Mỹ đóng cửa, gây thiệt hại nặng nề cho thị trường trong thời gian qua. Chỉ số S&P 500 giảm 9,2%, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA), bao gồm 30 công ty công nghiệp giảm 8,7% trong giai đoạn này.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy