Bảo toàn vốn lưu động (Working Capital Preservation) là gì? Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động
Hình minh họa (Nguồn: khoinghiep.org.vn)
Bảo toàn vốn lưu động (Working Capital Preservation)
Bảo toàn vốn lưu động trong tiếng Anh là Working Capital Preservation.
Bảo toàn vốn lưu động là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vốn lưu động bỏ ra ban đầu sao cho có lợi nhuận để không những có thể hoàn trả lại số vốn lưu động đã bỏ ra ban đầu mà còn có thể đủ điều kiện để trả lãi vay vốn lưu động (nếu là vốn vay) hay bồi hoàn lại thiệt hại ứ đọng vốn lưu động (nếu là vốn tự có), bồi hoàn lại khoản trượt giá (nếu có) cũng như bồi hoàn lại chi phí bảo quản vật tư dự trữ.
Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động
Có thể sử dụng một số biện pháp chính sau đây:
- Biện pháp bao trùm và tổng quát là phải kinh doanh không bị thua lỗ và có lãi để đảm bảo thực hiện tối thiểu điều kiện.
- Các biện pháp về ứng dụng, cải tiến công nghệ và tổ chức xây dựng để rút ngắn thời gian xây dựng, tăng nhan vòng quay vốn lưu động, giảm hoặc không cần dự trữ (ví dụ áp dụng tiến độ lắp ghép công trình theo giờ)
- Các biện pháp về cải tiến cung cấp, dự trữ và bảo quản vật tư để đảm bảo mức dự trữ hợp lí, giảm chi phí bảo quản vật tư. Nói riêng cần sử dụng biểu đồ dự trữ vật tư khi thiết kế tổ chức thi công để tổ chức dự trữ được đúng, xác định đúng mức dự trữ, cố gắng áp dụng hình thức tổ chức cung cấp đúng thời điểm (JTT)…
- Các biện pháp nhằm cải tiến công việc tiêu thụ, bàn giao và thanh toán.
- Khi lập dự án đầu tư trong phép tính các chỉ tiêu hiệu quả theo kiểu động (NPW, IRR,…) cần chú ý thu hồi lại khoản vốn lưu động ở cuối đời dự án. Đồng thời phương án đầu tư phải đảm bảo hiệu quả tính toán theo qui định, mà các hiệu quả này là do vốn cố định và vốn lưu động cùng các biện pháp của các dự án đầu tư sinh ra.
- Các biện pháp vay vốn lưu động hợp lí, triệt để sử dụng các biện pháp tài chính thay thế.
- Phải có các khản dự phòng do giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản nợ khó đòi và phải tính các khoản dự phòng này vào chi phí kinh doanh (qui định này đối với các doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ cho phép).
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong Xây dựng, NXB Xây dựng)