|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bạch kim (Platinum) là gì? Bạch kim trong thực tế

17:13 | 07/07/2020
Chia sẻ
Bạch kim (tiếng Anh: Platinum) là một nguyên tố hóa học, kim loại quí và là hàng hóa mà các nhà sản xuất sử dụng chủ yếu cho trang sức, điện tử và ô tô.
Bạch kim (Platinum) là gì? Bạch kim trong thực tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: MarketWatch

Bạch kim

Khái niệm

Bạch kim trong tiếng Anh là Platinum.

Bạch kim là một nguyên tố hóa học, kim loại quí và là hàng hóa mà các nhà sản xuất sử dụng chủ yếu cho trang sức, điện tử và ô tô. Nó xuất hiện trên bảng tuần hoàn các nguyên tố theo kí hiệu Pt và số nguyên tử 78. 

Hợp đồng tương lai bạch kim là các hợp đồng hàng hóa được giao dịch trên sàn giao dịch tương lai COMEX của CME (dưới kí hiệu là PL) và Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo. Ta cũng có thể đầu tư vào bạch kim bằng cách mua cổ phiếu của một quĩ giao dịch trao đổi chuyên về hàng hóa.

Bạch kim trong thực tế

Vị tướng của hải quân Tây Ban Nha, nhà khoa học có tên là Antonio de Ulloa đã giới thiệu bạch kim tại châu Âu vào năm 1735. Do vẻ ngoài có màu bạc hoặc trắng, Ulloa đặt tên cho kim loại là "platina", có nghĩa là "ít bạc". Ngày nay, bạch kim được khai thác ở Nam Phi, chiếm khoảng 80% sản lượng của thế giới. Nga là nhà sản xuất lớn thứ hai. Khoảng một nửa số bạch kim được khai thác để dùng vào đồ trang sức. Bạch kim cũng cứng hơn và bền hơn vàng.

Tại Mỹ, nhẫn đính hôn bạch kim là một sự thay thế phổ biến cho nhẫn đính hôn làm từ vàng trắng. 

Ngành công nghiệp ô tô sử dụng bạch kim để thực hiện việc dẫn chuyền xúc tác, có thể giúp giảm độc tính của khí và chất ô nhiễm trong khí thải mà động cơ đốt trong tạo ra. Kim loại này cũng được sử dụng trong nhiệt kế, thiết bị thí nghiệm, điện cực và thiết bị nha khoa.

Bạch kim là một trong những nguyên tố có giá trị nhất trên thế giới, hiếm hơn vàng gấp 15 đến 20 lần (dựa trên sản xuất khai thác hàng năm) và được coi là một trong những mặt hàng kim loại quí đắt nhất. Tuy nhiên, trong khi bạch kim được giao dịch ở mức cao hơn đáng kể so với vàng trong nhiều thập kỉ, thì kể từ năm 2008, khi nền kinh tế toàn cầu yếu kém cùng các vấn đề kinh tế khác đã đẩy giá vàng lên cao.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, bạch kim đã mất giá trị nhiều hơn các kim loại khác như vàng, bạc và palađi. Các nhà quan sát thị trường tin rằng một sự sụp đổ ở thị trường bạch kim trong năm 2008 đã khiến tầng lớp đầu tư tránh xa kim loại, khiến cho ngành công nghiệp ô tô và trang sức chỉ còn là nguồn cung cấp duy nhất của bạch kim. Ngoài ra, các mỏ của Nam Phi đã tăng sản lượng bạch kim đáng kể từ năm 2014 và bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

(Theo Investopedia)

Lê Huy