Việc EU áp dụng cơ chế CBAM không phải là điều đáng lo ngại với ngành xi măng vì lượng xuất khẩu mặt hàng này sang EU chiếm chưa đến 2% trong tổng cơ cấu thị trường tiêu thụ.
Tình trạng dư cung, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xi măng tiếp tục kéo dài trong 2023, khiến một loạt các công ty thua lỗ hoặc sụt giảm mạnh lợi nhuận. Các nhà phân tích kỳ vọng kể từ quý II/2024, sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng nói chung có dấu hiệu phục hồi và trợ lực từ các dự án đầu tư công.
Trong những năm qua, ngành xi măng liên tiếp gặp nhiều "cú sốc" như dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, thị trường bất động sản suy yếu... khiến tổng cầu giảm mạnh, nhiều nhà máy phải giảm công suất, tạm dừng hoạt động.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ không lùi thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% đối với mặt hàng clinker như kiến nghị của các hiệp hội nhằm thể chế hóa các chủ trương về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết điện đã chiếm 14,5% với giá thành sản xuất clinker và 16,5% với xi măng thành phẩm sau hai đợt tăng giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng vì nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu.
Kể từ quý III/2022 đến nay, tiêu thụ xi măng ảm đạm theo sự chững lại của thị trường bất động sản và xuất khẩu. Số vòng quay tồn kho đến cuối quý III của các doanh nghiệp chậm lại, đồng nghĩa số ngày tồn kho/vòng tăng, dao động từ 55 đến 119 ngày/vòng.
Trong gần 5 năm gần đây, lượng xuất khẩu xi măng sang EU chiếm dưới 2% tỷ trọng chung của ngành. Do vậy, lãnh đạo Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi cơ chế điều chính carbon của EU.
Tình trạng dư cung xi măng đã diễn ra trong nhiều năm nay khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hồi phục, xuất khẩu ảm đạm và cạnh tranh trong ngành gay gắt.
Quý đầu năm, phần lớn doanh nghiệp trong ngành xi măng đều rơi vào cảnh thua lỗ khi phải đối mặt tình trạng dư cung, lượng tiêu thụ suy yếu cùng với áp lực từ giá than và giá điện leo thang đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặt hàng clinker được Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu từ 5% lên 10%. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu.
2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc chia thành hai thái cực, nông sản tăng mạnh nhờ chớp được thời cơ vàng sau khi nước này mở cửa kinh tế, còn hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng lại ảm đạm do thị trường bất động sản Trung Quốc chưa hồi phục.
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng giá than hạ nhiệt có thể giúp biên lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng cải thiện nhẹ, song khả năng tăng trưởng mạnh là rất khó bởi so với mặt bằng năm 2022, giá than vẫn ở mức cao, trong khi giá điện có thể tăng.