VNDirect cho rằng xuất khẩu xi măng giai đoạn 2022 - 2023 sẽ chững lại vì các yếu tố như lợi nhuận thấp, thị trường bất động sản Trung Quốc và thuế xuất khẩu.
Philippines xem xét gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng loại 1 và loại 1P nhập khẩu từ Việt Nam, phiên điều trần công khai dự kiến diễn ra ngày 1/4 và 4-7/4.
VCBS cho rằng xuất khẩu clinker và xi măng sang thị trường Trung Quốc dự kiến giảm mạnh trong thời gian tới khi thị trường bất động sản nước này có xu hướng hạ nhiệt sau bom nợ Evergrande và chính sách "3 lằn ranh đỏ".
Hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã đồng loạt tăng giá trong tháng 10 do giá các nguồn nguyên liệu, vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, than, dầu, thạch cao… tăng.
Trong khi tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa từ đầu năm đến nay vẫn giữ được sự ổn định so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu xi măng tăng trưởng mạnh, đạt gần 32 triệu tấn và tăng tới 19%.
Thông tin tích cực từ thị trường xuất khẩu và chủ trương đẩy mạnh đầu tư công cho nửa cuối năm đã giúp cổ phiếu ngành xi măng tăng trưởng trong một tháng qua. Tuy nhiên, diễn biến này có thể kéo dài bao lâu khi áp lực cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt và tình hình tiêu thụ xi măng của các công trình đang bị chững lại?
Dịch COVID-19 bùng phát phức tạp tại các tỉnh, thành lớn sẽ khiến việc tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn, cộng thêm đề xuất tăng thuế xuất khẩu clinker lên 10% càng khiến ngàng hàng thêm lo lắng.
Xuất khẩu xi măng và clinker hiện nay đã đạt đến mức ngưỡng khống chế. Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% nhằm hạn chế khai thác, xuất khẩu tài nguyên không tái tạo.
Lũy kế 3 tháng đầu năm, ước tiêu thụ xi măng khoảng 22,31 triệu tấn, tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa khoảng 12,16 triệu tấn và xuất khẩu ước đạt khoảng 10,15 triệu tấn.
Cùng với ngành thép, các doanh nghiệp xi măng Việt như Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1) được kỳ vọng phục hồi và tăng trưởng mới trong năm 2021.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đặt mục tiêu doanh thu trên 35.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với kết quả năm 2020 và lợi nhuận trước thuế ước khoảng 2.300 tỷ đồng, tăng khoảng 13%.
Một trong hai rủi ro mà SSI Research đưa ra là việc xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng có thể là một mối lo ngại đối với ngành xi măng, đặc biệt là khi chính sách tài khóa tại quốc gia này có thể bị thắt chặt lại trong tương lai.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.