|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vi phạm bản quyền thương hiệu (Brand Piracy) là gì?

18:58 | 24/12/2019
Chia sẻ
Vi phạm bản quyền thương hiệu (tiếng Anh: Brand Piracy) đề cập đến một sản phẩm có tên hoặc logo tương tự như của một doanh nghiệp nổi tiếng.
Vi phạm bản quyền thương hiệu (Brand Piracy) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Vi phạm bản quyền thương hiệu (Brand Piracy)

Định nghĩa

Vi phạm bản quyền thương hiệu trong tiếng Anh Brand Piracy.

Vi phạm bản quyền thương hiệu là hành động đặt tên sản phẩm theo cách có thể gây nhầm lẫn với các thương hiệu nổi tiếng khác.

Vi phạm bản quyền thương hiệu đề cập đến một sản phẩm có tên hoặc logo tương tự như của một doanh nghiệp nổi tiếng.

Vi phạm bản quyền thương hiệu là vấn đề phổ biến giữa các sản phẩm dễ dàng nhân rộng, và người tiêu dùng thường sẽ nhầm những sản phẩm này với thương hiệu thực tế hay thương hiệu gốc của sản phẩm.

Các công ty vi phạm bản quyền thương hiệu thường muốn các sản phẩm của họ giống với các sản phẩm nguyên bản (original products) của các công ty khác để đánh lừa người tiêu dùng và giành thị phần. Vi phạm bản quyền thương hiệu có thể có nhiều hình thức và đôi khi có thể khó quản lí.

Một số loại vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến

Có một số loại vi phạm bản quyền thương hiệu khác nhau phổ biến trên thị trường, bao gồm:

- Vi phạm bản quyền hoàn toàn (Outright piracy): Trong trường hợp này, sản phẩm vi phạm sao chép y nguyên tên thương hiệu (brand name) và "trademark".

- Kĩ thuật đảo ngược (Reverse engineering): Trong loại vi phạm bản quyền này, sản phẩm và cấu tạo của sản phẩm được sao chép, sản xuất và sau đó được bán trên thị trường, thường với giá rất thấp. Điều này xảy ra chủ yếu trong ngành công nghiệp điện tử.

- Hàng giả (Counterfeiting): Trong những trường hợp này, chất lượng sản phẩm bị thay đổi, mặc dù có "trademark" tương tự trên nhãn. Đây là một trong những loại vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến nhất.

Ví dụ

Có rất nhiều ví dụ về các thương hiệu lậu trên thị trường bao gồm quần áo, túi xách, đồ điện tử và đồ chơi. Ngay cả các mặt hàng hàng ngày như pin và đèn pin cũng có thể bị làm giả bởi các nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất túi xách xa xỉ như Hermès, Burberry và Coach thường là nạn nhân của vi phạm bản quyền. Thực tế cho thấy nhiều người tiêu dùng muốn dùng hàng hiệu nhưng lại không muốn bỏ ra quá nhiều tiền để mua chúng, người làm hàng giả thường sẽ tận dụng nhu cầu đó và sản xuất ra những sản phẩm tương tự như bản gốc nhưng với giá rẻ hơn để kiếm lời.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng