Văn phòng gia đình (Family Offices) là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: IoT – Electronics For You.
Văn phòng gia đình
Khái niệm
Văn phòng gia đình trong tiếng Anh là Family Offices.
Văn phòng gia đình là các công ty tư vấn quản lí tài sản tư nhân phục vụ các cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao (UHNW). Họ khác với các cửa hàng quản lí tài sản truyền thống ở chỗ họ cung cấp một giải pháp thuê ngoài tổng thể để quản lí khía cạnh tài chính và đầu tư của một cá nhân hoặc một gia đình giàu có. Ví dụ, nhiều văn phòng gia đình cung cấp ngân sách, bảo hiểm, từ thiện, kinh doanh thuộc sở hữu gia đình, chuyển nhượng tài sản và dịch vụ thuế.
Đặc điểm của Văn phòng gia đình
Một số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (NHWI) mới có thể muốn xem xét mở văn phòng gia đình. Một văn phòng gia đình cung cấp một loạt các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của những cá nhân có giá trị cao. Từ quản lí đầu tư đến tư vấn từ thiện, văn phòng gia đình cung cấp một giải pháp tài chính tổng thể cho các cá nhân có giá trị ròng cao. Ngoài ra, văn phòng gia đình cũng có thể xử lí các vấn đề phi tài chính như đi học riêng, sắp xếp đi du lịch và các sắp xếp khác trong gia đình.
Văn phòng gia đình thường được định nghĩa là văn phòng gia đình đơn hoặc văn phòng đa gia đình - đôi khi được gọi là MFO. Văn phòng gia đình đơn chỉ phục vụ một gia đình cực kì giàu có trong khi các văn phòng đa gia đình có liên quan chặt chẽ hơn với thực tiễn quản lí tài sản tư nhân truyền thống, tìm cách xây dựng doanh nghiệp của họ khi phục vụ nhiều khách hàng. Các văn phòng đa gia đình phổ biến hơn do tính kinh tế theo qui mô cho phép chia sẻ chi phí giữa các khách hàng.
Qui tắc của văn phòng gia đình
Việc cung cấp lời khuyên và dịch vụ cho các gia đình cực kì giàu có theo kế hoạch quản lí tài sản toàn diện vượt xa khả năng của bất kì một cố vấn chuyên nghiệp nào. Nó đòi hỏi một nỗ lực phối hợp thật tốt bởi một nhóm các chuyên gia từ các ngành pháp lí, bảo hiểm, đầu tư, bất động sản, kinh doanh và thuế để cung cấp qui mô, tư vấn và các nguồn lực cần thiết.
Hầu hết các văn phòng gia đình đều kết hợp quản lí tài sản, quản lí tiền mặt, quản lí rủi ro, lập kế hoạch tài chính, quản lí lối sống và các dịch vụ khác để cung cấp cho mỗi gia đình các yếu tố cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề then chốt mà nó phải đối mặt khi hướng tới một thế giới phức tạp hơn của lĩnh vực quản lí tài sản.
Vai trò của văn phòng gia đình
1. Kế hoạch và quản lí di sản
Sau một đời tích lũy của cải, các gia đình có giá trị ròng cao phải đối mặt với một số trở ngại khi cố gắng tối đa hóa di sản của họ, bao gồm thuế bất động sản bị tịch thu, luật bất động sản phức tạp và các vấn đề kinh doanh hoặc gia đình phức tạp. Kế hoạch chuyển nhượng tài sản toàn diện phải tính đến tất cả tài sản của gia đình, bao gồm chuyển nhượng hoặc quản lí lợi ích kinh doanh, định đoạt bất động sản, quản lí tín thác gia đình, các khoản từ thiện và quyền quản lí gia đình.
Giáo dục gia đình là một khía cạnh quan trọng của một văn phòng gia đình; điều này bao gồm giáo dục các thành viên gia đình về các vấn đề tài chính và thấm nhuần các giá trị gia đình để giảm thiểu xung đột giữa các thế hệ. Các văn phòng gia đình hợp tác với một nhóm cố vấn từ mỗi chuyên ngành cần thiết để đảm bảo kế hoạch chuyển nhượng tài sản của gia đình được phối hợp tốt và tối ưu hóa cho các mong muốn về quản lí di sản.
2. Quản lí lối sống
Nhiều văn phòng gia đình còn hoạt động như một văn phòng hướng dẫn cá nhân cho các gia đình, xử lí các vấn đề cá nhân và phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống của họ. Điều này có thể bao gồm tiến hành kiểm tra lí lịch cho nhân viên cá nhân và doanh nghiệp; cung cấp an ninh cá nhân cho gia đình và du lịch; quản lí máy bay và du thuyền; lập kế hoạch du lịch; và hợp lí hóa công việc kinh doanh.
(Theo Investopedia)