|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committee - FOMC) là tổ chức nào?

08:58 | 29/05/2020
Chia sẻ
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (tiếng Anh: Federal Open Market Committee, viết tắt: FOMC) là chi nhánh của Ủy ban Dự trữ Liên bang (FRB) tại Mỹ, xác định phương hướng của chính sách tiền tệ cụ thể bằng cách chỉ đạo các hoạt động thị trường mở (OMO).
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committee - FOMC) là tổ chức nào? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Invest318.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang

Khái niệm

Ủy ban Thị trường mở Liên bang tiếng Anh là Federal Open Market Committee, viết tắt là FOMC.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) là chi nhánh của Ủy ban Dự trữ Liên bang (FRB) tại Mỹ, xác định phương hướng của chính sách tiền tệ cụ thể bằng cách chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Ủy ban gồm có 12 thành viên: chủ tịch, 7 thống đốc từ FRB do Quốc hội bổ nhiệm và 4 tổng thống trong khu vực Liên bang.

Khi các phương tiện truyền thông đưa tin Ngân hàng trung ương Fed thay đổi lãi suất, đó là kết quả của các cuộc họp thường xuyên của FOMC.

Đặc điểm của Ủy ban Thị trường mở Liên bang

12 thành viên của FOMC họp 8 lần một năm để thảo luận về việc liệu Fed có nên thay đổi chính sách tiền tệ trong thời gian ngắn hạn hay không. Một cuộc bỏ phiếu để thay đổi chính sách sẽ dẫn đến việc mua hoặc bán chứng khoán của chính phủ Mỹ trên thị trường mở để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

FOMC bao gồm hội đồng thống đốc, có 7 thành viên và 5 chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Các thành viên của Ủy ban thường được phân thành 3 nhóm: một nhóm ủng hộ các chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, một nhóm ủng hộ kích thích kinh tế, hoặc một nhóm giữ thái độ trung lập.

Thông qua các nghiệp vụ thị trường mở (OMO), điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu và đặt ra các yêu cầu dự trữ ngân hàng, Cục Dự trữ Liên bang sở hữu các công cụ cần thiết để tăng hoặc giảm lượng cung tiền. Hội đồng Thống đốc của Fed chịu trách nhiệm thiết lập tỉ lệ chiết khấu và yêu cầu dự trữ, trong khi FOMC đặc biệt phụ trách các hoạt động thị trường mở, đòi hỏi phải mua và bán chứng khoán chính phủ. Ví dụ, để thắt chặt nguồn cung tiền và giảm lượng tiền có sẵn trong hệ thống ngân hàng, Fed sẽ bán chứng khoán của chính phủ.

Chứng khoán do FOMC mua được gửi vào Tài khoản thị trường mở hệ thống của Fed (SOMA), bao gồm danh mục đầu tư trong nước và nước ngoài. Danh mục đầu tư trong nước nắm giữ chứng khoán của Kho bạc Mỹ và Cơ quan Liên bang, trong khi danh mục đầu tư nước ngoài nắm giữ các khoản đầu tư bằng Euro và Yên Nhật.

FOMC có thể nắm giữ các chứng khoán này cho đến khi đáo hạn hoặc bán chúng khi họ thấy phù hợp, theo qui định bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 và Đạo luật Kiểm soát Tiền tệ năm 1980.

Sự tương tác của tất cả các công cụ chính sách của Fed xác định tỉ lệ quĩ Liên bang hoặc tỉ lệ mà các tổ chức lưu kí cho vay số dư của họ tại Cục Dự trữ Liên bang lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, cơ sở qua đêm. Đổi lại, tỉ lệ quĩ Liên bang ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn và dài hạn khác, tỉ giá hối đoái, cung cấp tín dụng và nhu cầu đầu tư, việc làm và sản lượng kinh tế.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy