|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trí khôn của đám đông (Wisdom of Crowds) trong kinh tế học hành vi là gì?

09:51 | 29/10/2019
Chia sẻ
Trí khôn của đám đông (tiếng Anh: Wisdom of Crowds) là một ý tưởng cho rằng một nhóm lớn nói chung thông minh hơn một chuyên gia đơn lẻ khi đề cập đến việc giải quyết vấn đề, ra quyết định, đổi mới và dự đoán.
0PukM6bpALQl8U8tI

Hình minh họa (Nguồn: jonathan-quek.com)

Trí khôn của đám đông (Wisdom of Crowds)

Khái niệm

Trí khôn của đám đông trong tiếng Anh là Wisdom of Crowds.

Trí khôn của đám đông là một ý tưởng cho rằng một nhóm lớn nói chung thông minh hơn một chuyên gia đơn lẻ khi đề cập đến việc giải quyết vấn đề, ra quyết định, đổi mới và dự đoán.

Khái niệm "Trí khôn của đám đông" được James Surowiecki phổ biến trong cuốn sách của mình năm 2004 "The Wisdom of Crowds", cho thấy cách các nhóm lớn đưa ra quyết định vượt trội của mình trong văn hóa đại chúng, tâm lí học, sinh học, kinh tế học hành vi và các lĩnh vực khác.

Ý tưởng về trí khôn của đám đông có thể bắt nguồn từ lí thuyết phán quyết tập thể của Aristotle như đã trình bày trong tác phẩm "Chính trị luận" của ông. Ông đã sử dụng một ví dụ về bữa ăn tối potluck, rằng một nhóm các cá nhân kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra một bữa tiệc vui vẻ cho cả nhóm hơn là chỉ có một cá nhân làm.

Trí khôn của đám đông trong thị trường tài chính

Trí khôn của đám đông cũng có thể giúp giải thích thứ gì tạo nên thị trường. Nếu những người tham gia thị trường không đa dạng và thiếu các động cơ thì thị trường sẽ không hiệu quả và giá của một mặt hàng sẽ mất giá trị của nó.

Trong một bài báo của tờ Bloomberg View năm 2015, nhà quản lí tài sản và chủ mục Barry Ritholtz đã lập luận rằng dự đoán và thị trường tương lai (không giống như thị trường hàng hóa và dịch vụ) thiếu trí khôn của đám đông vì họ không có một lượng lớn hay đa dạng người tham gia.

Ông chỉ ra rằng các thị trường dự báo đã thất bại một cách ngoạn mục khi cố gắng dự đoán kết quả của các sự kiện như cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp, thử thách Michael Jackson và Cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa 2004. Các cá nhân cố gắng dự đoán kết quả của những sự kiện này chỉ đơn giản là dựa trên dữ liệu bỏ phiếu công khai và không có bất kì hiểu biết cá nhân hay tập thể đặc biệt nào.

Mặc dù có ý kiến cho rằng nhiều người thông minh hơn ít người nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt khi các thành viên của đám đông nhận thức được và bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng khác nhau. Suy nghĩ đồng thuận giữa một nhóm người có khả năng phán quyết kém có thể dẫn đến việc ra quyết định nhóm kém; yếu tố này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nó cũng giải thích tại sao các nền dân chủ đôi khi bầu ra các vị lãnh đạo không đủ tiêu chuẩn. Nói cách khác, như lời giải thích của nhà văn khoa học người Anh Philip Ball trong một bài viết năm 2014 đài BBC: vấn đề là ai là người trong đám đông.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH