|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giả thuyết Linder (Linder Hypothesis) là gì? Kiểm chứng giả thuyết Linder

16:56 | 28/10/2019
Chia sẻ
Giả thuyết Linder (tiếng Anh: Linder Hypothesis) cho rằng các quốc gia có nhu cầu giống nhau sẽ phát triển các ngành công nghiệp giống nhau. Các quốc gia này sau đó sẽ giao dịch các hàng hóa tương tự, nhưng giữa chúng có điểm khác biệt nhau.
Linder Hypothesis

Hình minh họa.

Giả thuyết Linder

Khái niệm

Giả thuyết Linder trong tiếng Anh là Linder Hypothesis.

Giả thuyết Linder là một giả thuyết kinh tế cho rằng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người giống nhau sẽ tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng tương tự, và điều này sẽ dẫn đến các hoạt động thương mại giữa chúng.

Giả thuyết Linder cho thấy các quốc gia sẽ chuyên sản xuất một vài hàng hóa chất lượng cao và sẽ trao đổi chúng với các nước cũng có nhu cầu đối với những hàng hóa này. Giả thuyết được đề xuất bởi Staffan Linder vào năm 1961.

Linder đề xuất giả thuyết của mình trong nỗ lực giải quyết các vấn đề trong Lí thuyết Heckscher-Ohlin, đề xuất rằng các quốc gia có thu nhập không giống nhau nên buôn bán với nhau. Giả thuyết Linder đề xuất điều ngược lại. 

Giả thuyết Linder đưa ra giả định rằng các quốc gia có mức thu nhập tương tự sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ có chất lượng giống nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả giá xuất khẩu và nhu cầu đều có mối tương quan chặt chẽ với thu nhập, đặc biệt cho cùng một chất lượng hàng hóa. 

Theo đó, các quốc gia có thu nhập cao có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm chất lượng cao nhiều hơn.

Giả thuyết Linder tập trung vào hàng hóa chất lượng cao bởi vì việc sản xuất những hàng hóa đó có nhiều khả năng thâm dụng vốn. Ví dụ, trong khi nhiều quốc gia sản xuất ô tô, không phải tất cả các quốc gia đều có thị trường xuất khẩu lành mạnh cho các sản phẩm này. Nhật Bản, châu Âu và Mỹ là các quốc gia tích cực kinh doanh ô tô.

Giả thuyết Linder đưa ra một lí thuyết thương mại dựa trên cầu, trái ngược với các lí thuyết thương mại trọng cung thông thường liên quan đến các yếu tố dồi dào. Linder đưa ra giả thuyết rằng các quốc gia có nhu cầu giống nhau sẽ phát triển các ngành công nghiệp giống nhau. Các quốc gia này sau đó sẽ giao dịch các hàng hóa tương tự, nhưng khác biệt nhau.

Kiểm chứng giả thuyết Linder

Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết Linder có thể chính xác, nhưng việc kiểm tra giả thuyết này theo kinh nghiệm không mang lại kết quả rõ ràng, do các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương nhau thường nằm gần nhau về mặt địa lý, mà khoảng cách cũng là một yếu tố rất quan trọng để giải thích cường độ thương mại giữa hai quốc gia.

Các nghiên cứu không ủng hộ Linder chỉ tính đến các quốc gia thực sự có giao dịch với nhau; họ không nhập giá trị 0 cho các tình huống có thể nhưng lại không xảy ra giao dịch. Điều này được chỉ ra như một lời giải thích khả thi cho những kết quả khác nhau của họ. 

Ngoài ra, Linder không bao giờ trình bày một mô hình chính thức cho lí thuyết của mình, kết quả là các nghiên cứu khác nhau kiểm tra giả thuyết Linder theo các cách và trong những điều kiện khác nhau.

Nói chung, "hiệu ứng Linder"  được cho là có ý nghĩa hơn đối với thương mại các sản phẩm công nghiệpso với các sản phẩm phi công nghiệp. Trong số các sản phẩm công ngiệp, hiệu ứng này có ý nghĩa đối với tư liệu sản xuất hơn là hàng tiêu dùng, và có ý nghĩa hơn đối với các sản phẩm được khác biệt hóa so với các sản phẩm giống nhau và mang tính tiêu chuẩn.

(Theo investopedia)

Hằng Hà