Tìm hiểu thông tin xuất khẩu gỗ vào thị trường EU
Hiện trạng ngành gỗ Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ dẫn số liệu Tổng cục Thống kê cho biết, sản lượng gỗ khai thác của cả nước liên tục tăng qua các năm và đã tăng gấp hơn hai lần trong giai đoạn 2014 - 2019.
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu xuất xứ về nguồn gỗ nguyên liệu nhưng cần đầu tư hơn cho phụ kiện đồ gỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ liên tục tăng qua các năm, trong đó sản phẩm gỗ chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của gỗ Việt Nam; với kim ngạch từ 5 thị trường này đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Ước tính năm 2019 có gần 4.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ, tăng 40% so với năm 2018. Trong đó, trên 3.800 doanh nghiệp nội địa tham gia xuất khẩu với kim ngạch 5,37 tỷ USD, chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và 663 doanh nghiệp FDI với kim ngạch đạt gần 4,96 tỷ USD.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang các nước EU-28 đạt 864,6 triệu USD, tăng 10% so với năm 2018 và chiếm 8,1% trong tổng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam 10,6 tỷ USD.
Trong khối EU, các quốc gia quan trọng nhất đối với thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là Anh, Đức, Pháp; ba thị trường này chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU.
Đồ gỗ nội thất là mặt hàng xuất khẩu chính sang EU trong năm 2019, chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Nhu cầu nhập khẩu gỗ của EU
Theo Eurostat, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU trong năm 2019 đạt 18,7 tỷ EUR (tương đương 21 tỷ USD), tăng 6,4% so với năm 2018.
Trong đó, EU giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường nội khối và tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối.
Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường ngoài khối trong năm 2019 đạt 4,66 tỷ EUR (tương đương 5,2 tỷ USD), tăng 10,9% so với năm 2018.
EU nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các thị trường ngoài khối như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đứng thứ hai trong số các nhà cung ứng ngoại khối (sau Trung Quốc), đồ gỗ Việt Nam hiện có thị phần 2,4% trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU.
Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cho thấy dịch Covid-19 đang tác động toàn diện đến thói quen tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình EU. Đồng thời, nhu cầu đối với đồ gỗ ngoài trời gia tăng.
Bên cạnh đó, vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ tự nhiên, mây tre đan lát cũng đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường.
Chi tiết Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU – Ngành hàng gỗ
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/