Tổng kim ngạch 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất trong năm 2024 đạt 98,54 tỷ USD, chiếm 82,46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt hơn 23 tỷ USD.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 12 quốc gia, gồm: Singapore, Indonesia, New Zealand, Malaysia, Pháp, Australia, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Trong 11 tháng năm ngoái, Việt Nam chi hơn 12,1 triệu USD, tương đương 308 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ 2023, để nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia.
Sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ tháng 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.
Theo trang nikkei.com ngày 31/10, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Philippines với mức tăng 35%.
Theo Thủ tướng khi giá một số mặt hàng đang tốt thì phải tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, vừa phải chia sẻ với các đối tác, không lợi dụng khi các đối tác khó khăn.
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Dự báo trong quý II, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có sự cải thiện nhất định bởi nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu phục hồi mạnh. Theo đó, ngay trong quý I, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt kỳ vọng của các tổ chức lớn trên thế giới (4%).
Theo khảo sát của Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tương đối tốt Hiệp định EVFTA, cứ 10 doanh nghiệp có 4 doanh nghiệp cho biết đã từng thu được lợi ích nhất định từ hiệp định này.
Trong tháng 10, ước tính xuất siêu 2,27 tỷ USD nâng mức thặng dư cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng lên 9,4 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,63 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 19,63 tỷ USD).
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.