Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
Địa chỉ thương vụ: 28-29 Kyauk Kone Road, Yankin Township, Yangon, Myanmar
Điện thoại: +95 1 856 6076 (Ext. 103)
Email: mm@moit.gov.vn
Fax: +95 1 855 0220
Tham tán: Bà Võ Thị Ngọc Diệp
Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Myanmar
Một số Hiệp định, thỏa thuận về kinh tế hai nước đã kí kết
Hiệp định Thành lập Ủy ban hỗ hợp về Hợp tác song phương giữa hai nước (tháng 5/1994).
Hiệp định Thương mại (tháng 5/1994).
Hiệp định Hợp tác Du lịch (tháng 5/1994).
MOU về Chương trình Hợp tác 6 năm (1994 – 2000) giữa hai Bộ Nông nghiệp (tháng 8/1994).
MOU về Hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp (tháng 3/1995).
Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (tháng 5/2000).
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (tháng 5/2000).
MOU thành lập Ủy ban Hợp tác chung về Thương mại (tháng 5/2002).
MOU về Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (tháng 5/2002).
Quan hệ thương mại song phương
Theo Vinanet, năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Myanmar đạt 860 triệu USD.
Sang năm 2019, 7 tháng đầu năm kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 549,12 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 408,37 triệu USD và nhập khẩu từ Myanmar 140,74 triệu USD. Như vậy, 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang Myanmar 267,62 triệu USD.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar 7 tháng đầu năm 2019 đạt 408,37 triệu USD, giảm 4% so với cùng kì năm trước.
Riêng tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar giảm 7% so với tháng 6/2019 xuống còn 55,71 triệu USD, nếu so với tháng 7/2018 cũng giảm 4%.
Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar chủ yếu các nhóm hàng phương tiện vận tải, sản phẩm từ sắt thép…
Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm 2018, cơ cấu hàng hóa xuất sang Myanmar có thêm các nhóm hàng như: Dây điện và cáp điện, nguyên vật liệu dệt may, da giày, điện thoại các loại và linh kiện, hạt tiêu, cà phê.
Đặc biệt, thời gian này Myanmar tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng hóa chất từ Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,78 triệu USD, nhưng tăng gần 44%.
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp.
Đặc biệt, Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu cầu tiêu dùng và sức mua rất lớn.
Trong đó, có nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện...
Đầu tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar.
Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn).
Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, Myanmar đã có ba đường bay quốc tế từ Việt Nam, Bangkok và Malaysia.
98% người dân theo đạo Phaakt nên con người ở đây thật thà, hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiên nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp.
Thêm vào đó, hầu hết các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế... còn bỏ ngỏ là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.