Thuế quan đánh lên khí đốt xuất khẩu của Mỹ có thể thay đổi thị trường nhiên liệu toàn cầu
Bất chấp thuế quan, đậu nành Mỹ vẫn được nhập khẩu vào Trung Quốc |
Động thái gộp cả LNG khiến giới chuyên gia khá bất ngờ, vì trước đó Trung Quốc kiềm chế không đưa nhiên liệu vào danh sách đối tượng chịu thuế. Nguyên nhân là vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới muốn sử dụng khí đốt tự nhiên như một phần nỗ lực để làm sạch vấn đề ô nhiễm môi trường, một vấn đề chính trị nhạy cảm tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, mọi chuyện đều thay đổi kể từ khi căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang nhanh chóng trong những tuần gần đây và một số người thắc mắc liệu động thái của Bắc Kinh có tác động mạnh tới xuất khẩu khí đốt của Mỹ. Mỹ là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới và đang là quốc gia xuất khẩu LNG lớn.
“Nếu đi vào hiệu lực, thuế quan đánh lên LNG sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp khí đốt của Mỹ và chương trình nghị sự ‘chi phối năng lượng’ của Tổng thống Mỹ Donald Trump”, ông Hugo Brennan, chuyên gia phân tích câp cao về châu Á tại công ty tư vấn Verisk Maplecroft cho biết.
Tàu chở LNG tại cảng Cheniere Energy, Texas. Ảnh: Bloomberg. |
Trung Quốc là nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới trong năm ngoái. Quốc gia này được dự báo trở thành nhà nhập khẩu LNG trong năm tới, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố trong tháng 6. Năm ngoái, khoảng 15% LNG xuất khẩu của Mỹ được đưa sang Trung Quốc.
Tranh chấp hiện tại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là sự thay đổi lớn so với tình hình hồi đầu năm, khi Bắc Kinh đề nghị mua nhiều hơn khối lượng năng lượng xuất khẩu Mỹ để thu hẹp tình hình thâm hụt thương mại song phương khổng lồ.
Hiện, khả năng này có vẻ như rất xa với, vì các cuộc đàm phán cấp cao đã bị gián đoạn vì những mối đe dọa thuế quan và hành động trả đũa lẫn nhau, ông Brennan nói thêm.
Mặc dù vậy, vẫn có một số chuyên gia phân tích cho rằng sự bùng nổ của hoạt động xuất khẩu khí đốt Mỹ là điều không thể ngăn cản, dù có Trung Quốc hay không.
Hầu hết xuất khẩu LNG của Mỹ đang được đảm bảo bằng các hợp đồng dài hạn, vì vậy ảnh hưởng là không lớn cho tới khi các thỏa thuận hết hạn. Tuy nhiên, thị trường LNG giao ngay, đang tăng trưởng một cách ổn định, sẽ bị tác động. Những đàm phán hợp đồng dài hạn có thể cũng bị ảnh hưởng.
Ông Brenna duy trì nhận định biến động địa chính trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới đầu hoạt động đấu thầu của các nhà xuất khẩu Mỹ để trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn của Trung Quốc.
Thực tế, các khách hàng của mặt hàng LNG Mỹ từ Trung Quốc đã nói với công ty thông tin năng lượng Platts rằng họ sẽ ngừng đặt hàng từ nguồn cung của Mỹ trong ngắn hạn vì thuế quan sẽ kéo giá vượt ngưỡng chi trả. Platts chỉ ra một số nguồn không tên của các công ty tư nhân và nhà nước Trung Quốc.
Theo dự đoán của Fitch Solutions, những công ty lớn như Shell, Totall và Trafigura sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì họ mua lại chuyến hàng từ các dự án của Mỹ trước khi bán chúng trên thị trường, nơi nhu cầu và giá đang rất mạnh.
Hôm 8/8, số liệu chính thức từ chính phủ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu LNG của Mỹ xuống mức thấp nhất trong năm đối với tháng 7.