|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (6/7): Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam, giá gạo Ấn Độ giảm

19:30 | 06/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày (6/7) nổi bật với thông tin thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã giảm 4 USD xuống 388 - 392 USD/tấn.
thi truong hang hoa 67 thit lon trung quoc o at tuon ve viet nam gia gao an do giam Thị trường hàng hóa (5/7): Ấn Độ tăng giá gạo thu mua, Bộ Công Thương công bố thuế chống bán giá thép không gỉ
thi truong hang hoa 67 thit lon trung quoc o at tuon ve viet nam gia gao an do giam Thị trường hàng hóa (4/7): Giá gạo tăng 100 - 500 đồng/kg trong 6 tháng, giá tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu phục hồi
thi truong hang hoa 67 thit lon trung quoc o at tuon ve viet nam gia gao an do giam Thị trường hàng hóa (3/7) kim ngạch xuất khẩu gạo sang Malaysia tăng đột biến, sản lượng cà phê thế giới dự kiến tăng kỳ lụctH

1. Tổng thống Trump sẽ cân nhắc áp thuế bổ sung lên 500 tỷ USD hàng Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump ngày 5/7 cho biết thuế nhập khẩu áp lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 6/7 (giờ chuẩn miền Đông nước Mỹ).

Tổng thống Mỹ cũng cho biết thuế quan đánh lên 16 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực trong hai tuần tới.

Khi chuẩn bị bước lên chuyên cơ Air Force One để đến đại hội cử tri tại Montana, ông Trump nói với báo giới, ông sẽ cân nhắc áp đặt thuế quan bổ sung lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh trả đũa.

Tuyên bố của ông Trump củng cố các lời đe dọa trước đó rằng ông sẽ leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tranh chấp với Trung Quốc đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có thị trường chứng khoán, tiền tệ và thương mại hàng hóa toàn cầu từ đậu nành đến than đá.

2. Đâu là kênh trú ẩn an toàn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn khi mới đây tổng thống Donald Trump chính thức kích hoạt hàng rào thuế quan trị giá 34 tỷ USD lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ngày 6/7 (theo giờ miền Đông nước Mỹ). Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đe dọa sẽ đáp trả Mỹ. Ngay sau đó tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thêm mức thuế 400 tỷ USD đối với hàng hóa của Trung Quốc.

Tranh chấp với Trung Quốc đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có thị trường chứng khoán, tiền tệ và thương mại hàng hóa toàn cầu từ đậu nành đến than đá.

Giới chuyên gia cho rằng đồng USD vẫn là nơi trú ẩn an toàn nhất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nguyên nhân là do xung đột thương mại diễn ra cùng lúc với sự kiện Mỹ đang nỗ lực bình thường hóa chính sách tiền tệ.

3. Chiến tranh thương mại bùng nổ: Trung Quốc đáp trả và gọi Mỹ là ‘một băng đảng du côn’

CNBC trích thông tin từ trang China Daily sáng ngày 6/7 cho hay chính phủ Trung Quốc quyết định áp thuế lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ với tổng giá trị là 34 tỷ USD. Trung Quốc từ chối bắn phát súng đầu tiên nhưng giờ buộc phải đáp trả vì Mỹ đã khai hỏa cho cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

Trước đó vào tối ngày 5/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và quyết định có hiệu lực từ ngày 6/7. Trong hai tuần tiếp theo, quyết định đánh thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa khác của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng sẽ có hiệu lực, ông Trump cho biết thêm.

Truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng ông Trump và chính quyền của ông đang hành động như một băng đảng du côn.

4. Iran cáo buộc ông Trump là nguyên nhân khiến giá dầu lên đến 100 USD

Hôm thứ Năm (5/7), đại diện của Iran tai OPEC cho biết, giá dầu sẽ sớm chạm ngưỡng 100 USD/thùng vì sự gián đoạn nguồn cung mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra, khi ông cảnh báo những kỳ vọng về khả năng giảm giá dầu của Saudi Arabia và Nga là vô ích.

Thứ Tư (4/7), ông Trump một lần nữa cáo buộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là nguyên nhân kéo giá nhiên liệu tăng cao, và kêu gọi các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia bơm thêm dầu nếu họ muốn Washington tiếp tục bảo vệ họ chống lại đối thủ hàng đầu, Iran.

Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC, đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ về xuất khẩu dầu mỏ, khiến một số người mua giảm lượng nhập khẩu.

5. Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tiếp tục giảm mạnh vì nhu cầu suy yếu

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã giảm 4 USD xuống 388 - 392 USD/tấn.

“Vì đồng rupee giảm, giá xuất khẩu cũng đang đi xuống", ông B r Krishee Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, cho biết.

Đồng rupee Ấn Độ đã mất 8% trong năm nay, khiến các nhà xuất khẩu đưa ra mức giá thấp hơn.

Tại châu Phi, trong khi các quốc gia đang tiến hành thu mua gạo, Bangladesh lại ngừng nhập khẩu sau khi tăng thuế, ông Rao nói.

Nhập khẩu của Bangladesh đã giảm sau khi quốc gia này áp mức thuế 28% đối với gạo nhập khẩu để hỗ trợ người nông dân, sau khi sản xuất trong nước phục hồi.

Theo giới thương lái, hôm thứ Tư (4/7), Ấn Độ đã tăng giá thu mua lúa gạo thông thường từ nông dân địa phương thêm 13% so với năm trước lên 1.750 rupee/100 kg (tương đương 25,5 USD/100 kg), một động thái có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu trong mùa tới.

6. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên cà phê, trà và nước ngọt: Doanh nghiệp, hiệp hội kêu khó

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt trong đó có cà phê, trà vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía hiệp hội đường và doanh nghiệp. Một số ý kiến cho rằng Bộ Tài chính nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra đề xuất.

Trao đổi với phóng viên ông Đoàn Anh Tuân, giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới (Trà Cozy) cho rằng đánh thuế tiêu thụ vào trà và cà phê là không hợp lý. “Trà và cà phê là các sản phẩm người dân tiêu thụ hàng chục năm nay và có lợi cho sức khỏe. Việc cho thêm chút đường chỉ để dễ uống hơn chứ không gây béo phì, vì vậy, không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt”, ông Tuân nhận định.

Theo ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường (VSSA) quan điểm về đường mía có thể thể gây béo phì trên thế giới vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều nước cho rằng chất tạo ngọt (syrup ngô) mới là nguyên nhân chính của bệnh béo phì chứ không phải đường mía. “Chỉ cần một lượng nhỏ có thể thay thế hàng trăm cân đường”, ông Doanh nói.

Ông Doanh cho biết thêm trong bối cảnh giá đường đang ở mức đáy trong nhiều năm như hiện nay trong khi tồn kho ngày một tăng việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt sẽ càng gây áp lực lên ngành. Theo VSSA, tồn kho đường tại các nhà máy tính đến ngày 15/6 đã tăng lên tới 707.177 tấn.

7. Đáng sợ: Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam

Không chỉ nhập lậu nầm lợn, nội tạng lợn, gần đây do giá thịt lợn hơi trong nước đang ở mức cao so với các nước trong khu vực nên thịt lợn Trung Quốc bắt đầu nhập lậu ồ ạt về Việt Nam qua Móng Cái và Lạng Sơn.

Vào ngày 3/7, Quản lý thị trường Lạng Sơn phối hợp với công an huyện Đình Lập (Lạng Sơn) phát hiện 2 xe ô tô BKS 12C-050.46 và 12C-074.54 đang vận chuyển 18 con lợn thịt, tổng trọng lượng hơn 3 tấn nhập lậu từ hướng biên giới xã Bắc Xa (huyện Đình Lập) về các tỉnh phía sau tiêu thụ.

Chủ số hàng trên là ông Lộc Văn Xuân (trú tại xã Bính Xá, huyện Đình Lập) và ông Trần Văn Hải (trú tại huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đã khai nhận là toàn bộ số lợn sống trên được mua của một số người dân Trung Quốc, sau đó vận chuyển qua các đường mòn biên giới về Việt Nam.

Cũng tại địa bàn này, vào đầu tháng 6, cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ một xe ô tô vận chuyển 13 con lợn còn sống với tổng trọng lượng trên 1,5 tấn. Đáng chú ý, ngoài trọng lượng của từng con lợn nhập lậu rất lớn, trên tai mỗi con lợn đều có đánh mã số bằng chữ Trung Quốc. Cùng thời điểm, công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với QLTT tỉnh ngăn chặn xe ô tô chở gần nửa tấn thịt lợn sống Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ.

Không chỉ Lạng Sơn, từ đầu tháng năm lại đây, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng liên tục bắt giữa các vụ vận chuyển trái phép thịt lợn, lợn sống và lợn giống từ Trung Quốc về Việt Nam. Cụ thể, ngày 9/5, Trạm kiểm soát biên phòng Bắc Phong Sinh, Đồn Biên phòng Quảng Đức phối hợp với Tổ kiểm soát Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh đã bắt giữ xe ô tô tải chở 12 con lợn nái, tổng trọng lượng 1,3 tấn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Qua quá trình điều tra, chủ của lô lợn khai nhận đã mua số lợn trên của người dân Trung Quốc với giá 2 triệu đồng/con, sau đó nhập lậu về xã Quảng Minh để giết mổ rồi đem ra chợ tiêu thụ.

8. Đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông, châu Phi

Với dân số trên 1,6 tỷ người, Trung Đông, châu Phi là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Thời gian qua, một số sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Trung Đông, châu Phi như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, tôm và cá tra…

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang khu vực vẫn còn rất khiêm tốn nếu so sánh với các thị trường truyền thống khác và chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu nông sản, thực phẩm của khu vực Trung Đông, châu Phi là 81 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2025. Hoạt động xuất khẩu nông sản của DN Việt sang khu vực này thời gian qua cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế nhất định.

Xem thêm

Đức Quỳnh