|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (3/7) kim ngạch xuất khẩu gạo sang Malaysia tăng đột biến, sản lượng cà phê thế giới dự kiến tăng kỳ lục

20:26 | 03/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 3/7 tập trung vào thông tin kim ngạch xuất khẩu gọa sang Malaysia tăng đột biến. Giá cá tra hạ nhiệt trong tháng 6 do nguồn cung dồi dào. Sản lượng cà phê thế giới trong năm mùa vụ 2018 - 2019 được dự báo tăng 11,4 triệu bao so với mức kỷ lục 171,2 triệu bao ghi nhận trong năm ngoái.
thi truong hang hoa 37 kim ngach xuat khau gao sang malaysia tang dot bien san luong ca phe the gioi du kien tang ky luc Thị trường hàng hóa (2/7): Giá cà phê tháng 6 cải thiện, giá heo tăng là rủi ro đối với lạm phát
thi truong hang hoa 37 kim ngach xuat khau gao sang malaysia tang dot bien san luong ca phe the gioi du kien tang ky luc Thị trường hàng hóa (29/6): Giá heo tháng 6 giảm, giá gạo Việt vẫn cao hơn Ấn Độ và Thái Lan
thi truong hang hoa 37 kim ngach xuat khau gao sang malaysia tang dot bien san luong ca phe the gioi du kien tang ky luc Thị trường hàng hóa (28/6) nguồn cung cao su thâm hụt, Kenya thiếu đường

1. Giá cá tra bắt đầu hạ nhiệt

Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 6 tháng năm 2018 ước đạt 643.600 tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như: Đồng Tháp đạt 221.200 tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ; An Giang đạt 159.800 tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ; Cần Thơ đạt 81.400 tấn, tăng 19,6% so với cùng kỳ.

Việc nguồn cung dồi dào hơn kéo giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 6/2018 có xu hướng giảm sau thời gian dài duy trì ở mức giá cao kỷ lục. Mức giá hiện trong khoảng 28.000 - 30.000 đồng/kg, giảm khoảng 2.000 đ/kg so với tháng trước. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thu gom cá nguyên liệu từ các hộ nuôi mặc dù hiện đang trong giai đoạn thời tiết thuận lợi để thả đợt cá giống mới.

2. Sản lượng cà phê thế giới dự kiến phá kỷ lục trong năm 2018 - 2019 nhờ Brazil

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê thế giới trong năm mùa vụ 2018 - 2019 được dự báo tăng 11,4 triệu bao so với mức kỷ lục 171,2 triệu bao ghi nhận trong năm ngoái, chủ yếu nhờ sản lượng tăng kỷ lục tại Brazil.

Cụ thể, tại Brazil, sản lượng cà phê Arabica được dự báo tăng 6 triệu bao so với mùa trước lên 44,5 triệu, với 80% sản lượng đến từ các vùng có cây bước vào năm được mùa của chu kỳ hai năm. Ngoài ra, cây ở hầu hết các vùng được hưởng lợi từ thời tiết thuận lợi trong quá trình nở hoa,và các giai đoạn tạo quả.

Mặc dù khu vực Parana và đông nam Minas Gerais không rơi vào thời điểm được mùa của chu kỳ hai năm, mức giảm được dự báo sẽ thấp hơn mức trung bình. Phần lớn thu hoạch cà phê Arabica bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Sản lượng Robusta được dự báo tăng 3,3 triệu lên 15,7 triệu bao. Nhiệt độ thuận lợi và lượng mưa dồi dào dự kiến ​​sẽ tăng sản lượng ở ba bang sản xuất chính là Espirito Santo, Rondonia và Bahia.

3. Giá tiêu xuất khẩu lao dốc 60%

Giá tiêu xuất khẩu tháng 6 trung bình đạt 3.227 USD/tấn, giảm nhẹ 1% so với tháng 5 nhưng lại giảm tới 60% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6 ước đạt 22.000 tấn, giá trị đạt 71 triệu USD, giảm 5,1% về lượng và giảm gần 10% về giá trị so với tháng 6/2017. Tính chung 6 tháng, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 132 nghìn tấn, trị giá 453 triệu USD, tăng 5,1% về khối lượng nhưng giảm 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng hạt tiêu 6 tháng đầu năm đạt 268.100 tấn tăng 6% so năm 2017. Nguyên nhân chính là do giá cả thị trường xuất khẩu tăng và luôn giữ ở mức ổn định trong 5 năm gần đây, đã kích thích các đơn vị hộ tập thể, tư nhân mở rộng trồng tiêu. Cụ thể, diện tích trồng tiêu 6 tháng đầu năm tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

4. Vải thiều Việt Nam sang Nga phục vụ World Cup 2018

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang thông báo, năm nay đã có khoảng 20 tấn vải chất lượng cao trồng ở Bắc Giang được doanh nghiệp đưa sang Nga để phục vụ thị trường World Cup 2018.

Theo báo cáo ngày 3-7 của Bộ NN-PTNT về tình hình tiêu thụ vải thiều tại vựa vải Bắc Giang và một số tỉnh ở miền Bắc thì tính đến chiều ngày 2-7, riêng tại tỉnh Bắc Giang đã có 207.100 tấn được tiêu thụ và theo dự kiến, còn khoảng 5-6 ngày nữa là kết thúc.

Ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết, bên cạnh thị trường chính là Trung Quốc, năm nay trái vải Việt Nam đã tiếp cận được thị trường tại hơn 30 nước và vùng lãnh thổ EU, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc… với tổng sản lượng đến thời điểm này là trên 1.000 tấn, tổng giá trị thu về là 1,8 triệu USD.

Đặc biệt năm nay, trái vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã được một doanh nghiệp đưa sang Nga để phục vụ thị trường World Cup.

HTX đã trồng và cung ứng vải thiều chất lượng cao cho thị trường World Cup 2018 tại Nga là Hợp tác xã Hồng Xuân. Đến nay, HTX này đã phối hợp với Công ty cổ phần Logistcs NYV xuất 20 tấn vải cắt cuống vào thị trường Nga, ngoài ra còn cung ứng 2 tấn vải cho thị trường Mỹ và 6,5 tấn cho thị trường Nhật.

5. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng đột biến

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia đạt gần 122,4 triệu USD, tăng 177% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, số liệu thống kê mới nhất cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia đạt gần 122,4 triệu USD, tăng 177% so với cùng kỳ năm 2017.

Với sự tăng trưởng ấn tượng trên, gạo đứng thứ 4 trong số 5 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia trong 5 tháng đầu năm đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, gồm điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; gạo; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh.

Trao đổi với phóng viên TTXVN thường trú tại Malaysia sáng 3/7, ông Phạm Quốc Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia cho biết sở dĩ xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Malaysia tăng trưởng mạnh là do nguồn cung từ các nước khác giảm, các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm, gạo dẻo… mà Việt Nam có lợi thế về giá.

6. Giá gạo tại Philippines vẫn ở mức cao dù hàng nhập khẩu đã được phân phối

Giá gạo tại Philippines vẫn cao mặc dù Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của quốc gia này đang tiến hành phân phối gạo nhập khẩu ở mức giá thấp hơn.

Tính đến tuần thứ ba của tháng 6, Cơ quan Thống kê Philippine (PSA) cho biết, giá gạo thường và chất lượng cao lần lượt đạt 40,57 peso và 44,21 peso/kg.

So với năm trước, mức giá gạo trên đã tăng lần lượt 7,67% và 5,77%.

Theo PSA, đây là tuần thứ 24 liên tiếp giá gạo tăng.

Người phát ngôn của NFA, ông Rex Estoperez trước đó đã đảm bảo với người tiêu dùng rằng sự có mặt của gạo NFA trên thị trường sẽ làm khiến giá gạo giảm 1 - 2 peso/kg.

Trong một tuyên bố được ban hành tuần trước, NFA cho biết đã làm việc gấp đôi thời gian để cung cấp ngay gạo chất lượng tốt ở mức giá 27 peso và 32 peso/kg cho các thị trường trên cả nước.

7. Sợi của Việt Nam bị Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống lẩn tránh thuế

Ngày 2-7, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) chính thức kết luận sợi nói trên của Việt Nam sẽ chịu mức thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá là 8% trên giá CIF khi xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 2-2017 theo yêu cầu của Công ty Korteks Mensucat ve Sanayi Anonim Şirketi, giai đoạn điều tra từ 1-1-2010 đến 31-12-2016. POY chính là nguyên liệu để để sản xuất mặt hàng sợi polyester (PTY), vốn là mặt hàng mà Việt Nam cũng đang bị Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ 34,81% - 72,56% từ năm 2017.

8. Australia cảnh báo rủi ro tăng trưởng từ một cuộc chiến thương mại

Một cơ quan của Australia đưa ra cảnh báo kép về chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, trở thành một phần của chuỗi những cảnh báo được đưa ra một vài ngày trước khi Mỹ và Trung Quốc đánh thuế quan trả đũa lẫn nhau.

“Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn có khả năng làm giảm niềm tin và sản lượng kinh tế toàn cầu”, Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học Australia cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai (2/7).

Một vài giờ sau, Bộ trưởng Thương mại Australia, Steven Ciobo phát biểu: “Căng thẳng thương mại leo thang có khả năng sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng toàn cầu. Dĩ nhiên, chắc chắn sẽ tồn tại mối tương quan giữa tăng trưởng toàn cầu và khối lượng giao dịch”.

Australia là quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà cung cấp than đá và khí đốt tự nhiên lớn, cũng như các nguyên liệu thô khác như đồng, vàng. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia này gắn với nhu cầu hàng hóa, đặc biệt tại Trung Quốc.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.