|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 6/8: Áp lực bán gia tăng, VN-Index vẫn giữ sắc xanh

15:05 | 06/08/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 6/8, diễn biến giằng co và phân hóa tiếp diễn hầu hết phiên khiến VN-Index không thể bứt phá tăng mạnh. 
thi truong chung khoan 68 ap luc ban gia tang vn index van giu sac xanh Nhận định thị trường chứng khoán 6/8: Giằng co và điều chỉnh nhẹ, quan sát sự vận động của bluechip?
thi truong chung khoan 68 ap luc ban gia tang vn index van giu sac xanh Thị trường chứng khoán 3/8: Bộ đôi VIC - VRE và dầu khí bứt phá, VN-Index tăng hơn 6 điểm

Kết phiên, VN-Index tăng 0,63 điểm (0,07%) lên 960,23 điểm. HNX-Index giảm 0,61% còn 105,6 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19% lên 50,72 điểm.

thi truong chung khoan 68 ap luc ban gia tang vn index van giu sac xanh
Diễn biến các chỉ số chính. (Nguồn: Vietstock Finance)

Độ rộng thị trường còn khá tiêu cực với 308 mã giảm, 253 mã tăng và 156 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 284 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 6.090 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE đạt 229,6 triệu đơn vị (5.259 tỷ đồng), HNX 37,5 triệu đơn vị (510 tỷ đồng), UPCoM đạt 17 triệu đơn vị (320,6 tỷ đồng).

Trong đó, khối lượng giao dịch thỏa thuận trên HOSE gần 76 triệu đơn vị (1.870 tỷ đồng).

Thị trường tiếp tục diễn biến giằng co và phân hóa trong suốt phiên chiều. VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới mốc tham chiếu nhưng nhanh chóng hồi phục lại. Lực đỡ đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm dầu khí và ngân hàng như GAS, PLX, VCB, BID, hay MSN, VRE, DHG... Ngược lại, VNM, BVH, TCB, SAB, MBB vẫn là những mã kìm hãm đà tăng của chỉ số. Kết phiên, VNM giảm 1,1% về 159.900 đồng/cp, BVH giảm 2,6% còn 76.000 đồng/cp.

Bên cạnh đó, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ như CEN, DP1, TAW, HBWW, VLB, IN4 giúp các mã này đều tăng trần.

Tính đến 13h35, VN-Index 1,5 điểm (0,16%) lên 961,1 điểm. Ngược lại, HNX-Index giảm 0,25% xuống 105,98 điểm do VCS, ACB, DBC, CEO đồng loạt giảm điểm.

Sắc xanh vẫn được giữ vững từ các cổ phiếu trụ như GAS, VCB, BID, VRE, MSN, PLX tuy nhiên đà tăng không quá mạnh. Do vậy, chỉ số vẫn trong trạng thái giằng co. Đồng thời, diễn biến phân hóa vẫn diễn ra tại hầu hết các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...

Kết phiên sáng, VN-Index tăng 2,15 điểm (0,22%) lên 961,75 điểm. HNX-Index tăng 0,12% lên 106,38 điểm; UPCoM-Index tăng 0,37% lên 50,82 điểm.

Độ rộng thị trường khá cân bằng với 231 mã tăng, 249 mã giảm và 127 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt gần 113 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 2.180 tỷ đồng.

Sắc xanh được lấy lại nhờ đà tăng từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như CII, PLX, VRE, DHG, DPM, GAS...Ngân hàng cũng giao dịch tích cực hơn khi BID, STB, CTG, VCB, SHB, ACB đồng loạt tăng điểm.

Nhóm dầu khí tích cực với BSR tăng 2,2% (18.400 đồng/cp), PXS, GAS, OIL giá xanh trong khi POW, PVX, PVO vẫn giữ giá tham chiếu. Cùng diễn biến, bất động sản giao dịch khả quan với VRE, DXG, DIG, HDG, SDI, HAG, FLC, …

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 1.97 điểm (0,21%) xuống 957,63 điểm. Thị trường vẫn tiếp tục giằng co dưới mốc tham chiếu với biên độ rộng. Số ít mã ngân hàng lấy lại được sắc xanh như STB, VIB, NVB, EIB. Nhóm dầu khí giao dịch khá tích cực với PXS giá trần, PVD, OIL, GAS, PVS đều tăng trong khi BSR giảm, POW, PVX, PVO giá tham chiếu. Một số mã khác khởi sắc như GTN, FCM, TPC, VSI tăng trần.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,65 điểm (0,07%) xuống còn 958,95 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 0,4% còn 105,82 điểm; UPCoM-Index giảm 0,36% xuống 50,45 điểm.

Sau gần một giờ giao dịch, VN-Index đánh mất sắc xanh. Tâm lý tiêu cực quay trở lại bao phủ thị trường. Riêng nhóm VN30 chỉ ghi nhận 7 mã tăng điểm gồm VRE (2,7%), DPM (1,9%), CII (1,4%), GAS (1,2%), BMP (1,1%),...Ở diễn biến ngược lại, VNM, SAB, HPG, VCB, TCB.. là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số.

Ngoài ra, diễn biến phân hóa vẫn xảy ra tại hầu hết các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí...

Xem thêm

Nhật Huyền

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.