Tuần 30/7-3/8: Bất chấp khối ngoại bán ròng, ngân hàng hạ nhiệt, VN-Index vẫn 'xanh miên man'
Tuần 23-27/7: Dòng tiền lan tỏa, VN-Index giằng co quanh mốc 930 điểm |
Phiên cuối tuần 3/8, VN-Index đóng cửa ở 959,6 điểm, tăng 24 điểm (2,5%) so với tuần trước. HNX-Index đạt giảm nhẹ còn 106,24 điểm, UPCoM-Index tăng nhẹ lên 50,63 điểm.
Nhìn chung, thị trường vẫn tiếp tục phân hóa mạnh dựa trên nền tảng kết quả kinh doanh quý II. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn duy trì diễn biến trong biên độ hẹp, thanh khoản ở mức thấp. Ngược lại, nhóm các cổ phiếu có tính đầu cơ cao thu hút sự quan tâm của dòng tiền, biến động lớn cả về giá và khối lượng.
Diễn biến trong phiên cuối tuần, thị trường tiếp tục giữ được đà hồi phục nhờ lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dầu khí trong khi các mã ngân hàng cho thấy dấu hiệu chững lại. Ngoài ra, việc dòng tiền từ khối ngoại liên tục rút ra khỏi các cổ phiếu Bluechips phần nào gây ảnh hưởng đến thị trường chung.
Tổng khối lượng giao dịch trung bình toàn thị trường đạt 259,7 triệu đơn vị (giá trị giao dịch 5.140 tỷ đồng), giảm nhẹ so với tuần trước . Đáng chú ý, phiên 3/8 xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 9,5 triệu đơn vị của cổ phiếu Techcombank (Mã: TCB), giá trị giao dịch hơn 290.000 tỷ đồng.
Ngân hàng hút tiền trở lại, cổ phiếu Techcombank xuất hiện giao dịch thỏa thuận 12,5 triệu USD |
Đây cũng là phiên giao dịch bán ròng nhiều nhất tuần qua với gần 438 tỷ đồng toàn thị trường. Tính riêng trên HOSE là 405 tỷ đồng, tập trung vào VNM (91,7 tỷ đồng) và HPG (86 tỷ đồng).
Nguồn: NH tổng hợp |
Trên HOSE, cổ phiếu TMT của CTCP ô tô TMT tăng ấn tượng nhất tuần (25%) trong khi tuần trước giảm 20%. Nhóm có mức tăng trên 20% còn lại gồm DTA của CTCP Đệ Tam, HU1 (CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1), KAC (CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An), ACL (CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang).
Ngược lại, mã ICF (CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản) giảm mạnh nhất (19%). Theo sau là TLD (CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long) , DTT (CTCP Kỹ nghệ Đô Thành), TGG (CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang), …
Nguồn: NH tổng hợp |
Tại HNX, mã SRA (CTCP Sara Việt Nam) dẫn đầu top tăng mạnh nhất (49%) nhờ 4 phiên tăng trần liên tiếp. Bên cạnh đó, CVN (CTCP Vinam), HVA (CTCP Đầu tư HVA), SDN (CTCP Sơn Đồng Nai), LUT (CTCP Đầu tư Xây dựng Lương Tài), FDT (CTCP Fiditour) đều tăng trên 30%.
Về top giảm, B82 của CTCP 482 là cổ phiếu giảm nhiều nhất (30%). Theo sau là SGH (CTCP Khách sạn Sài Gòn), PVV (CTCP Vinaconex 39), PCT (CTCP Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long), KSK (CTCP Khoáng sản Luyện kim màu).
Nguồn: NH tổng hợp |
Trên UPCoM, TUG tăng mạnh nhất (64,3%). Ngoài ra, CEN (CTCP Dịch vụ Hàng không CENCON Việt Nam) và CEC (CTCP Thiết kế Công nghiệp Hóa chất) đều có mức tăng trên 50%; MIC (CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam) và TOT (CTCP Vận tải Transime) tăng trên 40%.
Ngược lại, KIP (CTCP KIP Việt Nam), QLD (CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn) cùng giảm 40%. Kế đến là STS (CTCP Dịch vụ Vận tải Sài Gòn), PTM (CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM) và ART (CTCP Chứng khoán Artex) giảm trên 30%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/