|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Shark Tank Việt Nam mùa 3 và những thương vụ nổi bật

13:43 | 24/01/2020
Chia sẻ
Shark Tank Việt Nam mùa 3 đã kết thúc với số tiền cam kết đầu tư vượt trội so với 2 mùa trước, và cũng là mùa có nhiều startup để lại ấn tượng với người xem.

LuxStay

LuxStay đã trở thành startup có thời lượng phát sóng lâu nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam khi "chiếm sóng" nguyên một tập. Đây cũng là thương vụ có nhiều thỏa thuận phức tạp nhất giữa các nhà đầu tư và nhà sáng lập.

Là một ứng dụng kết nối khách hàng có nhu cầu đặt phòng và các chủ homestay dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ, LuxStay giống như Airbnb phiên bản Việt.

Với tư cách là một nhà đầu tư vào LuxStay từ trước khi chương trình diễn ra, ông Nguyễn Mạnh Dũng (Shark Dũng) đã đứng cạnh nhà sáng lập Nguyễn Văn Dũng để thuyết phục 4 "cá mập" còn lại đầu tư vào LuxStay.

(Đề tài tết) Shark Tank Việt Nam mùa 3 và những thương vụ nổi bật - Ảnh 1.

LuxStay được nhận định là Airbnb của Việt Nam. Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Sau thời gian đàm phán, cuối cùng các nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Thủy, Nguyễn Thanh Việt và Phạm Thanh Hưng đã cam kết đầu tư mỗi người 2 triệu USD vào LuxStay. 6 triệu USD cũng là số tiền lớn nhất một startup nhận cam kết đầu tư từ Shark Tank Việt Nam.

Cũng trong năm 2019, nhiều thông tin gây tranh cãi xuất hiện xung quanh LuxStay đã xuất hiện. Đầu tiên là việc ông Nguyễn Thanh Việt đã biết đến nhà sáng lập Nguyễn Văn Dũng từ trước khi chương trình diễn ra. Ông Việt giải thích rằng sự quen biết nhà sáng lập từ trước không ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của ông.

Sau đó vào tháng 12/2019, LuxStay tiếp tục ra mắt dịch vụ đưa đón sân bay bằng xe VinFast với mức giá khởi điểm từ 99.000 đồng và có lộ trình tăng giá lên đến 500.000 đồng/lượt. Công ty sau đó phải hủy lộ trình tăng giá và giữ ở mức giá từ 129.000 đồng/lượt.

Bên cạnh đó, LuxStay cũng nhận được sự chú ý của giới truyền thông sau khi trong buỗi lễ kí kết đầu tư có sự xuất hiện của ca sĩ Sơn Tùng với tư cách là nhà đầu tư chiến lược.

Turbin gió

Bên cạnh LuxStay, Shark Tank Việt Nam mùa 3 còn chứng kiến một startup khác cũng nhận được cam kết đầu tư lên đến 6 triệu USD. Đó chính là phát mình turbin gió của nhà khoa học Lại Bá Ất.

Theo ông Ất, các turbin gió hiện nay đang được sử dụng với cánh quạt cố định chưa thể phát huy hết công suất. Cụ thể hơn, ông Ất nhận định với các cánh quạt biến thiên theo tốc độ gió, năng lượng thu về từ turbin có thể gấp đôi hiện nay.

Tuy nhiên, tất cả những tính toán của nhà sáng chế mới chỉ nằm trên giấy tờ và chưa đi vào thực tiễn. Ông Ất muốn tới kêu gọi 6 triệu USD để xây dựng một chiếc turbin gió với kích cỡ tiêu chuẩn, qua đó chứng minh cho cả thế giới thấy rằng mô hình turbin gió của ông thật sự hữu dụng và thiết thực.

(Đề tài tết) Shark Tank Việt Nam mùa 3 và những thương vụ nổi bật - Ảnh 2.

Mô hình turbin gió của ông Lại Bá Ất thuyết phục được Shark Việt cam kết đầu tư 6 triệu USD. Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Tuy nhiên, 6 triệu USD là một con số lớn và trên thực tế thì các nhà đầu tư chiến lược tại Shark Tank hầu hết đã từ chối ông. Chỉ có duy nhất ông Nguyễn Thanh Việt, với lời đề nghị 5 tỉ đồng đổi lấy 50% cổ phần dự án, cộng với cam kết sẽ đầu tư vốn tới 6 triệu USD, là có ý định đồng hành cùng nhà sáng chế.

Trên thực tế, turbin gió không phải là phát minh đầu tiên của ông Ất. Trước đó, ông từng chế tạo những phát minh khác như thiết bị cứu hộ, cứu hỏa hay đề án làm đập thủy điện thông minh. Tuy nhiên, tính thực tiễn cũng như kinh doanh của những thiết bị này đều bị đặt một dấu hỏi. Riêng thiết bị cứu hộ, cứu hỏa của ông Ất cũng đã bị bán sắt vụn sau đó.

Sử Hộ Vương

Không được nhận cam kết đầu tư "khủng", nhưng Sử Hộ Vương lại là một trong những startup gây nhiều tranh cãi trong khuôn khổ Shark Tank Việt Nam mùa 3.

Sử Hộ Vương là công ty chuyên sản xuất các thẻ bài game dựa trên yếu tố lịch sử Việt Nam.  Theo chia sẻ của hai nhà sáng lập Vĩnh Lộc và Phương Thảo, 6.000 bộ bài đã được bán ra trên toàn quốc chỉ 10 ngày sau khi phát hành.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà đầu tư phải băn khoăn chính là việc hình ảnh nhân vật trong thẻ bài có phần xa dời với hình tượng những nhân vật trong lịch sử. Đây chính là một rào cản lớn giữa startup và các "cá mập".

(Đề tài tết) Shark Tank Việt Nam mùa 3 và những thương vụ nổi bật - Ảnh 3.

Hai nhà đồng sáng lập Sử Hộ Vương từ chối lời đề nghị đầu tư của Shark Liên. Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Sau khi hầu hết các nhà đầu tư quyết định rút lui, Shark Liên là người duy nhất đưa ra cam kết đầu tư đúng với ý định ban đầu của hai nhà sáng lập: 1 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần. Tuy nhiên, yêu cầu của bà Liên chính là việc phải thay đổi hình ảnh nhân vật sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam hơn.

Về phía hai nhà sáng lập, họ nhận định rằng yêu cầu này có thể khiến công ty thay đổi đường lối phát triển cốt lõi. Chính điều này khiến Thảo và Lộc quyết định từ chối đầu tư và ra về tay trắng.

Triip.me

Là một startup thuộc lĩnh vực công nghệ và ứng dụng trong ngành du lịch, Triip.me xuất hiện tại Shark Tank để kêu gọi 500.000 USD đổi lấy 5% công ty. Phần góp vốn này sẽ nằm chung vòng gọi vốn với 500.000 USD khác mà Quĩ đầu tư của chính phủ Bồ Đào Nha đã góp.

Với nền tảng công nghệ blockchain, công ty sẽ thu phí giao dịch về dữ liệu. Cụ thể, người dùng có nhu cầu du lịch tại một địa điểm, sẽ có thể tìm kiếm thông tin trên ứng dụng. Dữ liệu người dùng sau đó được chuyển tới các đơn vị cung cấp dịch vụ dữ liệu tại bản địa. Triip sẽ nhận được tiền hoa hồng từ những đơn vị này.

(Đề tài tết) Shark Tank Việt Nam mùa 3 và những thương vụ nổi bật - Ảnh 4.

Từ 20%, nhà đồng sáng lập Hải Hồ đã thuyết phục Shark Việt đầu tư 500.000 USD chỉ đổi lấy 6,6% công ty. Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Cũng theo chia sẻ của CEO Hải Hồ, công ty hiện có 28,9 triệu đối tác khách sạn trên toàn cầu. Ngoài ra, công ty còn liên kết với 6.000 hướng dẫn viên ở 100 quốc gia khác nhau. 

Với việc xây dựng một kho dữ liệu chung, các đối tác có thể mua bán dữ liệu thông qua cơ chế điểm thưởng. Nạp càng nhiều dữ liệu, sẽ càng nhận về nhiều điểm thưởng qua đó khai thác thêm nhiều dữ liệu khác.

Tới phần đàm phán thương lượng đầu tư, hầu hết các nhà đầu tư đều quyết định lắc đầu. Ông Nguyễn Thanh Việt đưa ra đề nghị 500.000 USD cho 20%. Tuy nhiên sau đó ông đã bị thuyết phục bởi khả năng phân tích và quyết đoán của nhà đồng sáng lập. Thỏa thuận cuối cùng là 500.000 USD đổi lấy 5% và thêm 1,6% cổ phần công ty (dưới dạng cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên - ESOP).

Thương vụ cũng đã đánh dấu sự thay đổi trong phong cách đầu tư của Shark Việt. Từ một nhà đầu tư thường xuyên chi phối startup bằng việc nắm giữ nhiều cổ phần, ông đã quyết định lùi lại một bước để cùng startup xây những thứ lớn hơn, theo nhận định của nhà đồng sáng lập Triip.

Tiểu Phượng