|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sàn giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange - LSE) là gì?

17:31 | 21/11/2019
Chia sẻ
Sàn giao dịch chứng khoán London (tiếng Anh: London Stock Exchange; viết tắt: LSE) là sàn giao dịch chứng khoán chính ở Vương quốc Anh và lớn nhất ở châu Âu.
672z311_1571382952_2019-10-18-08-15-52_c2c87de6d316dbfb40dfb39f2887dd03

Hình minh họa (Nguồn: proactiveinvestors.co.uk)

Sàn giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange - LSE)

Khái niệm

Sàn giao dịch chứng khoán London trong tiếng Anh là London Stock Exchange; viết tắt là LSE.

Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE) là sàn giao dịch chứng khoán chính ở Vương quốc Anh và lớn nhất ở châu Âu. Thành lập chính thức từ năm 1773, các sàn giao dịch khu vực được sáp nhập vào năm 1973 để hình thành nên Sàn giao dịch chứng khoán Vương quốc Anh và Ireland, sau đó đổi tên thành Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE).

Chỉ số 100 chứng khoán của Financial Times (hay FTSE 100 Share Index, hay "Footsie") là chỉ số chính, chứa 100 trong số các blue-chip hàng đầu trên LSE.

Sàn giao dịch chứng khoán được đặt tại thành phố London. Năm 2007, Sàn giao dịch chứng khoán London sáp nhập với Sàn giao dịch chứng khoán Milan, Borsa Italiana để thành lập Tập đoàn giao dịch chứng khoán London.

Nội dung về sàn giao dịch chứng khoán London

LSE là sàn giao dịch chứng khoán quốc tế nhất với hàng ngàn công ty từ hơn 60 quốc gia và là nguồn hàng đầu của tính thanh khoản thị trường vốn, giá chuẩn và dữ liệu thị trường ở châu Âu. Có các quan hệ đối tác với các sàn giao dịch quốc tế ở châu Á và châu Phi, LSE dự định loại bỏ các rào cản về chi phí và các qui định khỏi thị trường vốn trên toàn thế giới.

Thị trường chính của LSE là một trong những thị trường chứng khoán đa dạng nhất thế giới với các công ty chiếm 40 lĩnh vực khác nhau. Thị trường chính cung cấp cho các công ty quyền truy cập vào giá cả thời gian thực mạnh mẽ; tiếp cận nguồn vốn sâu; làm điểm chuẩn thông qua một loạt các chỉ số FTSE của Anh; và mức độ đáng kể của phương tiện truyền thông, nghiên cứu và thông báo.

Có một số cách khác nhau để các công ty tham gia vào Thị trường chính, bao gồm:

Phân khúc cao cấp

Phân khúc cao cấp chỉ áp dụng cho cổ phiếu vốn chủ sở hữu do các công ty thương mại phát hành, cũng như các tổ chức đầu tư đóng - mở. Các nhà phát hành niêm yết cao cấp được yêu cầu phải đáp ứng các qui tắc siêu - cân bằng của Anh, cao hơn các yêu cầu tối thiểu của Liên minh châu Âu (EU).

Phân khúc tiêu chuẩn

Phân khúc tiêu chuẩn dành cho việc phát hành cổ phiếu vốn, Chứng chỉ Lưu kí Toàn cầu (GDR), chứng khoán nợ và các công cụ phái sinh phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu của EU.

Các phân khúc khác

Phân khúc tăng trưởng cao và phân khúc quĩ chuyên gia được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư chuyên môn có tăng trưởng, doanh thu cao nhắm tới mục tiêu tương ứng với các nhà đầu tư tổ chức hoặc tư vấn chuyên nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.