|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rủi ro quyền tài phán (Jurisdiction Risk) là gì? Đặc điểm

21:01 | 29/03/2020
Chia sẻ
Rủi ro quyền tài phán (tiếng Anh: Jurisdiction Risk) đề cập đến rủi ro phát sinh khi hoạt động tại một khu vực tài phán nước ngoài.
Rủi ro quyền tài phán (Jurisdiction Risk) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Dr. Oveis Rezvanian.

Rủi ro quyền tài phán

Khái niệm

Rủi ro quyền tài phán trong tiếng Anh là Jurisdiction Risk.

Rủi ro quyền tài phán đề cập đến rủi ro phát sinh khi hoạt động tại một khu vực tài phán nước ngoài. Rủi ro này có thể xảy ra chỉ trong trường hợp đơn giản nhất như kinh doanh hoặc cho vay tiền ở một quốc gia khác. 

Trong thời gian gần đây, rủi ro quyền tài phán đã tập trung ngày càng nhiều vào các ngân hàng và tổ chức tài chính, những đơn vị phải đối mặt với sự biến động mà một số quốc gia nơi họ hoạt động có thể là khu vực có rủi ro cao để rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đặc điểm của Rủi ro quyền tài phán

Rủi ro quyền tài phán là bất kì rủi ro bổ sung nào phát sinh từ việc vay và cho vay hoặc kinh doanh ở nước ngoài. Rủi ro này cũng có thể đề cập đến những lúc luật bất ngờ thay đổi trong một lĩnh vực mà nhà đầu tư đang hoạt động. Loại rủi ro quyền tài phán này thường có thể dẫn đến biến động. Do đó, rủi ro gia tăng từ biến động có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lợi nhuận cao hơn để bù đắp mức độ rủi ro cao hơn phải đối mặt.

Một số rủi ro liên quan đến rủi ro quyền tài phán mà ngân hàng, nhà đầu tư và công ty có thể gặp phải bao gồm các biến chứng pháp lí, rủi ro tỉ giá và thậm chí là rủi ro chính trị.

Như đã đề cập ở trên, rủi ro quyền tài phán gần đây đang trở nên ngày càng đáng nghi ngại với các quốc gia nơi tần suất hoạt động rửa tiền và khủng bố cao. Các hoạt động này thường được cho là phổ biến ở các quốc gia được Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) chỉ định là không hợp tác hoặc được Kho bạc Mỹ xác định là cần các biện pháp đặc biệt do lo ngại về rửa tiền hoặc tham nhũng. 

Do các khoản tiền phạt và hình phạt có thể bị đánh vào một tổ chức tài chính có liên quan đến giáo dục, thậm chí còn vô tình tập trung vào việc rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố, hầu hết các tổ chức đều có các qui trình cụ thể để đánh giá và giảm thiểu rủi ro quyền tài phán.

Những cảnh báo của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF)

FATF xuất bản 2 tài liệu công khai 3 lần trong một năm và đã thực hiện từ năm 2000. Các báo cáo này xác định các khu vực trên thế giới mà FATF tuyên bố chưa nỗ lực để chống lại cả hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các quốc gia này được gọi là các quốc gia hoặc lãnh thổ không hợp tác (NCCT).

Kể từ tháng 8 năm 2019, FATF đã liệt kê 12 quốc gia sau đây là các khu vực pháp lí được giám sát: Bahamas, Botswana, Campuchia, Ethiopia, Ghana, Pakistan, Serbia, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia, Yemen. Các NCCT này có những thiếu sót khi thiết lập các chính sách chống rửa tiền, cũng như công nhận và chống lại tài trợ khủng bố. Nhưng họ đã cam kết hợp tác với FATF để giải quyết các thiếu sót.

FATF đã đặt cả Triều Tiên và Iran vào danh sách kêu gọi hành động. Theo FATF, Triều Tiên vẫn gây rủi ro lớn cho tài chính quốc tế vì thiếu cam kết và thiếu sót trong các lĩnh vực được chú ý. FATF cũng chỉ ra mối quan tâm của mình đối với sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của đất nước này.

Tổ chức này cũng lưu ý Iran vạch ra cam kết với FATF nhưng đã không thực hiện kế hoạch của mình. Do đó, quốc gia này vẫn nằm trong danh sách kêu gọi thực hiện chính sách phòng chống rửa tiền và khủng bố, đồng thời được yêu cầu thực hiện các công ước tài chính khủng bố trước tháng 10/2019.

(theo Investopedia)

Hoàng Vy

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.